Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,152 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn:

I. Từ ngữ địa phương

Câu hỏi (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Các từ bẹ, bắp → ngô.

- Bẹ, bắp : từ ngữ được dùng ở vùng Tây Bắc → Từ địa phương.

- ngô: Từ dùng  rộng rãi trong toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội

Câu hỏi (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. mợ và mẹ: 2 từ đồng nghĩa.

- cậu, mợ: dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu → từ ngữ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.

b. ngỗng: điểm 2;  trúng tủ : đúng chỗ đã học.

→ Từ đc sử dụng trong tầng lớp học sinh hiện nay.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội → gây khó hiểu.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Trong thơ văn tác giả sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội, tính cách nhân vật.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Răng

Sao

Mi

Mày

Trấy

Quả

Hổng

Không

Thơm

Dứa

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

+ tủ đè: làm bài thi không tốt do chỉ ôn một vài bài.

+ trượt vỏ chuối: thi trượt, thi rớt.

+ gậy: điểm 1.

+ táp lô: đánh đập hay chèn ép ai đó bằng vũ lực.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a, c.

Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, d, e, g.

Câu 4* (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Một số câu ca dao, hò, vè của địa phương:

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

   Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

(tê – kia, ni – này)

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Học sinh trao đổi nhóm và sửa lỗi lạm dụng từ địa phương.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

1. Từ ngữ địa phương:

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó.

Ví dụ: bắp, bẹ, ni, tê, …

2. Biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ:

- Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trảm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, long bào,…

- Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, giẫm vỏ chuối, tân,.,.

3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Cụ thể, hai loại từ này chỉ nên dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, khi đối tượng giao tiếp là ngưòi ở vùng địa phương, cùng thuộc tầng lớp xã hội, cùng làm một nghề, cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Nếu không chú ý điều này thì việc dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trở nên không phù hợp, ảnh hưởng xấu tới kết quả giao tiếp.

- Tuy nhiên, trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

Ví dụ:

Gan chi gan rứa, mẹ nờ?

Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?

Tàu bay hắn bắn sớm trưa.

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

(Tố Hữu)

Bài giảng Ngữ văn 8 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt văn bản tự sự

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Trả bài tập làm văn số 1

Cô bé bán diên

Trợ từ, thán từ

1 1,152 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: