Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,035 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn gọn:

I. Thế nào là đoạn văn?

Đọc văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Văn bản gồm 2 ý chính, mỗi ý viết thành 1 đoạn văn:

+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm “Tắt đèn”

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Dấu hiệu hình thức:

+ Bắt đầu chữ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

+ Biểu đạt ý tương đối hoàn chỉnh.

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định.

- Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn.

- Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý.

- Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

Câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố, nhà văn, ông.

b. Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn và đứng ở đầu đoạn.

c.

- Từ ngữ chủ đề là các đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

Câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Đoạn văn 1: Không có câu chủ đề.

- Từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố, nhà văn, ông.

- Các câu có quan hệ ngang bằng.

→ trình bày nội dung theo cách song hành.

b. Đoạn văn 2: Câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu sau tập trung làm rõ câu chủ đề → trình bày nội dung theo cách diễn dịch.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Văn bản có 2 ý.

+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh

+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

- Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, Câu chủ đề là câu đầu đoạn. → Đoạn văn diễn dịch.

b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời, … → Đoạn văn song hành.

c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề : Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… → Đoạn văn song hành.

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

+ Đoạn văn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Đó là ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông của vương triều nhà Trần. Đó còn là cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau thực dân Pháp là đế quốc Mĩ, không để non sông bị giày xéo, nhân dân ta lại tiếp tục đứng lên, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc.

+ Đoạn văn quy nạp:

Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Đó là ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông của vương triều nhà Trần. Đó còn là cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau thực dân Pháp là đế quốc Mĩ, không để non sông bị giày xéo, nhân dân ta lại tiếp tục đứng lên, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chọn ý b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.

Vì sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới nghe tưởng chừng mâu thuẫn nhưng không phải vậy, nó rất chính xác. Sau mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới thành công.

→ Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn văn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:

1. Khái niệm đoạn văn: là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

+ Hình thức: Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng + Nội dung: Thưởng biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu chuyện tạo thành.

2. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

+ Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. + Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

3. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,…

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Lão Hạc

Từ tượng hình, từ tượng thanh

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

1 1,035 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: