Soạn bài Hai chữ nước nhà hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Hai chữ nước nhà Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hai chữ nước nhà để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
A. Soạn bài “Hai chữ nước nhà” ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này.
Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Phần 1: (8 câu đầu): Nỗi lòng người cha nơi ải bắc.
- Phần 2: (20 câu tiếp): Hiện tình đất nước.
- Phần 3: (8 câu cuối): Lời gửi trao sự nghiệp cho con trai.
Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Bối cảnh: cuộc chi ly diễn ra như nơi biên giới núi rừng ảm đạm, heo hút.
- Người cha lìa xa Tổ Quốc không mong ngày trở lại.
- Con muốn đi theo cha để chăm sóc cho tròn đạo hiếu người cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc cứu nước trả thù nhà.
→ Cha là người nặng lòng với đất nước, với quê hương.
Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Người cha nhắc con về truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc.
- Thảm vong quốc: lũ khác giống tàn bạo đang gây nên bao cảnh.
- Mượn cảnh đất nước dưới ách thống trị của nhà Minh để nói về hiện tình đất nước đầu thế kỉ XX.
- Tác giả dùng những hình ảnh mang tính chất ước lệ và các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: Đất khóc giời than, nòi giống, kể sao xiết kể… xương rừng máu sông, xiêu tán hao mòn.
- Giọng điệu: Lâm li thống thiết, phẫn uất căm hờn.
→ Cảnh đất nước dưới ách thống trị của thực dân lầm than cơ cực
→ Khơi gợi, đánh thức những trái tim yêu nước.
Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình già yếu.
- Gánh vác giang sơn là nhiệm vụ khó khăn nhưng trọng đại và thiêng liêng.
- Người cha mong con nhớ đến tổ tông ngày trước đã vì nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập của dân tộc, khích lệ con tiếp nối sự nghiệp vẻ vang đó.
→ Gánh vác giang sơn đánh đuổi quan xâm lược trách nhiệm thiêng liêng của những người con yêu nước.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 163 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Ví dụ: “Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc”.
→ gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người”.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Hai chữ nước nhà”:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Là người yêu nước tha thiết thể hiện qua việc ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ tình yêu nước trong văn chương.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Phong cách sáng tác: thường thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng tự do của mình.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Duyên nợ phú sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II …
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta.
2. Thể loại: Thơ song thất lục bát
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (8 câu đầu): Nỗi lòng người cha nơi ải bắc.
- Phần 2: (20 câu tiếp): Hiện tình đất nước.
- Phần 3: (8 câu cuối): Lời gửi trao sự nghiệp cho con trai.
4. Tóm tắt:
Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Á Nam Trần Tuấn Khải. Tác giả tái hiện cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan để thông qua đó bộc lộ cảm xúc của mình, đồng thời khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào ta. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà của tác giả đã tạo nên sức sống lâu dài cho bài thơ. Nói lên một cách hàm súc cô đọng nỗi đau, nỗi nhục mất nước của dân tộc ta trong thế kỉ XV và căm thù đối với giặc Minh cướp nước. Sâu xa hơn, bài thơ đã khích lệ lòng yêu nước của đồng bào.
5. Giá trị nội dung:
- Tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8