Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 864 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ngắn gọn:

I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Đoạn văn tự sự: kể lại cuộc gặp gỡ xúc động giữa “tôi” và mẹ.

- Yếu tố miêu tả:

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Hay tại sự sung sướng...còn sung túc (suy nghĩ)

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp...lạ thường. (cảm nhận).

+ Phải bé lại ...êm dịu vô cùng. (phát biểu cảm nghĩ).

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen với yếu tố tự sự.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi. Tôi ngồi bên mẹ; đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.

→ Đoạn văn khô khan thiếu sinh động, chân thực không hấp dẫn được người đọc người nghe.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì không có chuyện vì cốt truyện do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới có thể phát triển được.

- Các yếu tố kể (tự sự) có vai trò quan trọng cấu thành câu chuyện.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”

- Yếu tố miêu tả:

   + Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

   + Mặt lão đột nhiên co rúm lại

   + Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

   + Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít

- Yếu tố biểu cảm:

   + Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa

   + Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó

   + Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

→ Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Gợi ý:

- Từ xa thấy người ấy như thế nào: tả dáng người...

- Cảm nhận lúc lại gần: kể hành động của mình và tả chi tiết gương mặt, quần áo...

- Những biểu hiện tình cảm: vui mừng, xúc động ra sao? Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, lời nói, nét mặt...

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự :

1. Khái niệm văn tự sự

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.

2. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

- Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Điều này làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

- Miêu tả trong văn bản tự sự:

+ Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn như trần thuật, tường thuật, kể chuyện… và được xem như một yếu tố không thể coi nhẹ hoặc vắng mặt. Nhờ miêu tả mà ta có thể tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian.

+ Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú.

- Biểu cảm trong văn bản tự sự:

+ Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương, …) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.

+ Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường biểu hiện qua ba dạng thức sau:

++ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được.

++ Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.

++ Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Đánh nhau với cối xay gió

Tình thái từ

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chiếc lá cuối cùng

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

1 864 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: