Soạn bài Hai cây phong hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hai cây phong Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hai cây phong để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,271 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Hai cây phong - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Hai cây phong” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản.

+ Thứ 1: Người kể chuyện xưng “tôi” (từ đầu...chiếc gương thần xanh” và “tôi lắng nghe”... đến hết)

+ Thứ 2: Người kể xưng “chúng tôi” ( từ “vào năm học cuối cùng”... “biêng biếc kia)

- Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ - xưng “tôi”.

- Người kể chuyện theo trình  tự từ hiện tại trở về quá khứ → tạo thành mạch kể thứ hai.

- Người kể vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn nhằm khắc hoạ thêm vẻ đẹp của tuổi thơ gắn bó với hai cây phong..

→ Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp.

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

- Ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

+ Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Học sinh có thể chọn 1 trong 2 đoạn sau:

- “Trong làng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

- “Vào năm học mới...không gian bao la và ánh sáng”.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Hai cây phong” :

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

Soạn bài Hai cây phong hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

- Các truyện ngắn của Ai-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh

- Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, được sáng tác năm 1957.

2. Thể loại: Truyện vừa

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

4. Tóm tắt:

Hai cây phong lớn lên và gắn liền với tuổi thơ của hết lớp trẻ này đến lớp khác và với tôi. Hồi nhỏ “tôi” thường chạy đến tìm hai cây phong để tận hưởng những âm thanh kỳ diệu. Sau đó được nghe câu chuyện cảm động về hai cây phong gắn liền với một người thầy mặc dù không có bằng sư phạm nhưng lại vun đắp nên ước mơ cho bao lứa học trò. Người thầy ấy chính là Đuy – sen.

Soạn bài Hai cây phong hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình

6. Giá trị nghệ thuật:

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Bài giảng Ngữ văn 8 Hai cây phong

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Nói quá

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Ôn tập truyện kí Việt Nam

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Nói giảm nói tránh

1 1,271 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: