Soạn bài Trong lòng mẹ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Trong lòng mẹ để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,249 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Trong lòng mẹ - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Trong lòng mẹ” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Nhân vật bà cô:

+ Hành động: Cười hỏi, vỗ vai, cười, tả tỉ mỉ về tình cảnh túng quẫn, gầy guộc, rách rưới của mẹ bé Hồng, …

+ Nét mặt: cười rất kịch → thể hiện sự giả rối.

+ Tình cảm: Giả dối, bỡn cợt, mỉa mai chú bé Hồng.

+ Giọng nói: ngọt ngào nhưng thâm độc.

+ Thái độ: soi mói, dò xét.

+ Mục đích: cố ý gieo rắc những ý nghĩ khinh miệt mẹ cho bé Hồng nhằm chia rẽ tình cảm mẹ con.

→ Bà cô là người lạnh lùng, tàn nhẫn, thâm độc, xảo quyệt, khô héo tình máu mủ. Bà đại diện cho tầng lớp xã hội cổ hủ phi nhân đạo, thiếu tình người.

→ Tố cáo xã hội phong kiến với những cổ tục đày đoạ con người.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Tình cảm của chú bé Hồng:

- Khi trả lời bà cô:

+ Phản ứng: cúi đầu không đáp, sau đó trả lời → Phản ứng nhanh, thông minh đầy tự tin.

+ Đầy lòng yêu thương và kính mến đối với mẹ của mình.

+ Màn đối thoại đầy kịch tính, thúc đẩy tâm trạng của Hồng đến những diễn biến căng thẳng, làm rõ bộ mặt xảo quyệt, tàn nhẫn của bà cô.

→ Hồng đau đớn, tủi cực xen lẫn căm giận trước những lời xúc phạm độc địa.

- Khi gặp mẹ và trong lòng mẹ:

+ Hành động: đuổi theo xe díu cả chân lại, gọi bối rối.

+ Tâm trạng: lo sợ nỗi tuyệt vọng "Nếu...sa mạc".

→ Nỗi chờ mong khắc khoải, khao khát cháy bỏng, mãnh liệt được gặp mẹ.

+ "Oà khóc, nức nở" → dỗi hờn mà hạnh phúc; tức tưởi mà mãn nguyện.

+ Sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ, tận hưởng sự êm dịu của tình mẫu tử ngot ngào, thiêng liêng.

→ Bé Hồng có tình yêu, sự cảm thông và niềm tin mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh của mình.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Chất trữ tình của văn bản “Trong lòng mẹ” :

- Tình huống và nội dung truyện.

- Dòng cảm xúc phong phú của Hồng.

- Cách thể hiện của tác giả:

+ Kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng; hình ảnh so sánh gây ấn tượng giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn say mê như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Thể hồi kí là một thể của kí mà trong đó người viết kể lại những chuyện, những điều mà chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng.

- Dành cho họ tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng:

+ Thấm thía những nỗi cơ cực và tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải chịu thời trước.

+ Thấu hiểu vô cùng, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Trong lòng mẹ” :

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng.

- Quê ở thành phố Nam Định, sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.

- Tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh: mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, ông đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống.

Soạn bài Trong lòng mẹ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.

+ Là nhà văn của niềm tin và ánh sáng, luôn đi tìm vẻ đẹp của con người trong khổ đau, khám phá chất thơ của đời sống cần lao.

+ Giọng điệu trữ tình vừa bồng bột thiết tha, vừa sôi nổi mãnh liệt.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

- Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: trích từ chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” (đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940)

2. Thể loại: hồi kí  

3. Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu… người ta hỏi đến chứ) : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt.

+ Phần 2 (Phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng.

4. Tóm tắt:

Bố chết, mẹ đi tha phương cầu thực, bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu cũng về, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay mẹ.

Soạn bài Trong lòng mẹ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc.

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực.

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.

Bài giảng Ngữ văn 8 Trong lòng mẹ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Trường từ vựng

Bố cục của văn bản

Tức nước vỡ bờ

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

1 1,249 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: