Soạn bài Nước Đại Việt ta hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nước Đại Việt ta để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 2,544 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Nước Đại Việt ta ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Theo em, khi nêu tiền đề tác giả đã khẳng định những chân lí sau: Nước ta có nền văn hiến lâu đời, nước ta có cương vực lãnh thổ riêng, nước ta có phong tục tập quán, nước ta có lịch sử riêng, chế độ riêng.

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: "yên dân", "trừ bạo". Yên dân là là cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn.

- Người dân: nhân dân.

- Kẻ bạo ngược: kẻ xâm lược (giặc Minh).

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố sau: nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu, phong tục tập quán, lịch sử hình thành và phát triển riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

 - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở. Còn tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

 Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta: "từ trước", "vốn xưng", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác".

- Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.

- Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.

- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

à Tinh thần căm thù quân giặc của tác giả, khích lệ động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Lí lẽ: Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm, khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt, việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập, minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.

- Thực tiễn: Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô, lấy chứng cớ từ sử sách - điều không thể chối cãi, lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộ

Câu 6 ( trang 69, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Có thể khái quát trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng sơ đồ sau:

Soạn bài Nước Đại Việt ta hay, ngắn gọn (ảnh 1)

II. Luyện tập

Câu hỏi ( trang 70, SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương).

Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyền độc lập dân tộc đã toàn diện và sâu sắc hơn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nước Đại Việt ta:

I. Tác giả

1. Cuộc đời và sự nghiệp

– Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương.

– Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học.

– Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan.

– Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc.

– Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”.

– Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.

– Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm.

– Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.

– Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

Soạn bài Nước Đại Việt ta hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp sáng tác

– Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay.

– Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

– Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

– Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…

– Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

II. Tác phẩm

1.Hoàn cảnh sáng tác

Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể “văn tứ lục”.

2. Thể loại: Cáo

Thể loại cáo Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.

- Phần 2 (8 câu tiếp): Nêu chân lí độc lập dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Trình bày kết quả.

4. Giá trị nội dung

Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

Soạn bài Nước Đại Việt ta hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Nghệ thuật

 Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ

- Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục

- Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc

- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng.

Bài giảng Ngữ văn 8 Nước Đại Việt ta

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Hành động nói (tiếp theo)  

Ôn tập về luận điểm 

Bàn về phép học  

Viết đoạn văn trình bày luận điểm  

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

1 2,544 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: