Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 705 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ngắn gọn:

I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

1. Đề văn thuyết minh

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Các đề nêu lên đối tượng thuyết minh: có thể là con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết...

- Các đề này không yêu cầu kể câu chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích → là đề văn thuyết minh.

2. Cách làm bài văn thuyết minh

Câu hỏi (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a,

- Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp.

- Nội dung: cấu tạo, tác dụng của phương tiện giao thông: xe đạp.

b,

+) Mở bài: Từ đầu đến “nhờ sức người”: giới thiệu chung về xe đạp.

+) Thân bài: Tiếp đến hoạt động thể thao: thuyết minh cấu tạo và công dụng của xe đạp.

+) Kết bài: Còn lại: khẳng định vai trò của xe đạp trong tương lai.

c, Giới thiệu theo trình tự hợp lí, theo lối liệt kê: khung, bánh, càng, xích, líp, đĩa, bàn đạp…

d,

* Phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp phân tích, phân loại.

- Phương pháp liệt kê.

* Ngôn từ, chính xác, dễ hiểu.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.

b. Thân bài:

- Hình dáng của nón (hình chóp nhọn)

- Nguyên liệu làm nón (lá cọ...)

- Cách làm nón (lợp trên khuôn, dùng cước khâu...)

- Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón? (Huế)

- Tác dụng của nón trong đời sống của người Việt Nam (đội đầu, làm duyên, múa hát...)

- Có thể dùng nón làm quà tặng.

- Em suy nghĩ gì về việc nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam?

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.

- Trong cuộc sống hiện tại, khi có nhiều đồ dùng đội đầu khác, vai trò của nón Việt Nam như thế nào?

Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Mở bài: Chiếc nón lá Việt Nam là… (nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam)

b. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát chiếc nón:

+ Hình dáng, màu sắc;

+ Nguyên liệu làm nón

+ Cách làm, nơi làm (những nơi làm nón nổi tiếng: Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…);

+ Các bộ phận của chiếc nón

+ Giá trị sử dụng của nón

+ Giá trị văn hoá của nón: trang điểm, quà tặng, biểu diễn nghệ thuật

+ Ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam;

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về chiếc nón;

- Cần giữ gìn nghề làm nón, nét đẹp văn hoá người Việt như thế nào?

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh :

I. Đề văn thuyết minh

Ở dạng đầy đủ, đề bài văn thuyết minh thường bao gồm hai phần:

– Phần nêu đối tượng phải thuyết minh.

– Phần nêu yêu cầu thuyết minh.

Ví dụ: Bánh đậu xanh là một loại đặc sản của Hải Dương. Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.

Trong đề bài trên:

– Phần nêu đốì tượng phải thuyết minh: Bánh đậu xanh là một đặc sản của Hải Dương.

– Phần nêu yêu cầu thuyết minh: Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.

Cũng có khi, trong đề bài Tập làm văn, thầy (cô) giáo chỉ cần nêu đối tượng phải thuyết minh mà không cần phải nêu yêu cầu thuyết minh. Lúc này các em phải giải thích, giới thiệu hoặc trình bày cho rõ, cho tường tận về đối tượng đó.

Ví dụ:

– Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.

– Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

– Giới thiệu về vịnh Hạ Long.

– Thuyết minh về món phở Việt Nam.

– Giới thiệu về ngày Tết Trung thu ở Việt Nam.

II. Cách làm bài văn thuyết minh

– Để làm bài văn thuyết minh, cần:

+ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh (vật, việc, người…).

+ Xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó để phục vụ cho việc thuyết minh (về cấu tạo, đặc tính, màu sắc, hình dáng, lợi ích,… của đối tượng cần thuyết minh).

+ Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

– Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.

+ Thân bài: Trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng về đối tượng. Việc trình bày có thể tập trung vào những đặc điểm nổi bật, dễ thấy hoặc những nét độc đáo, riêng biệt của đối tượng.

+ Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1)

Dấu ngoặc kép 

Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1 705 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: