Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lựa chọn trật tự từ trong câu để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,771 17/02/2022
Tải về


Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ngắn gọn

I. Nhận xét chung

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Có thể thay đổi câu in đậm :

- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.

- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

- Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất

- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

- Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

 - Để liên kết một cách chặt chẽ với câu văn trước đó, tác giả lặp lại từ “ roi”

- Từ "thét" được đặt ở cuối câu nhằm mục đích liên kết nó với câu sau.

- Cụm từ "gõ đầu roi" được đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh, khắc họa rõ nét bộ mặt hung hãn của cai lệ.

Câu 3 (trang 111 sgk  Ngữ Văn 8 Tập 2)

So sánh hai cách viết sau:

-Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

=> Nhấn mạnh sự hoang vắng, heo hút, ít người lại qua chốn đèo Ngang

- Dưới núi vài chú tiều lom khom

Bên sông chợ mấy nhà lác đác

=> Chỉ đơn thuần là một thông tin, một phát hiện

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

a, Trật tự các từ in đậm thể hiện hành động trước sau, hành động xảy ra trước nói trước, hành động xảy ra sau, nói sau.

b, Từ in đậm: cai lệ và người nhà lí trưởng thể hiện thứ bậc cao – thấp của nhân vật, cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà lí trưởng.

Các từ in đậm roi song, tay thước và dây thừng tương ứng với các cụm từ đứng trước, cai lệ thì mang roi song, người nhà lí trưởng mang theo tay thước và dây thừng.

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Cách sắp xếp trật tự từ ở câu a hợp lý hơn cả. Vì nó không chỉ gợi lên ý nghĩa, vai trò của cây tre mà nó còn mang cả tiết tấu, nhịp điệu khi có sự hài hoà về ngữ âm, gợi âm hưởng của một khúc nhạc, một lời ngợi ca vẻ đẹp anh hùng của cây tre.

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu :

+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).

+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

III. Luyện tập

Câu hỏi (trang 112 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a, Trật tự từ được sắp xếp các vị anh hùng được liệt kê theo thứ tự xuất hiện của các nhân vật trong lịch sử.

b.

- Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt đầu câu, trước “ Tổ quốc ta ơi” để nhằm nhấn mạnh cũng như khẳng định niềm vui và tự hào của tác giả trước cảnh non sóng đầy tươi đẹp ngày đất nước hoà bình thống nhất.

- Từ “hò ô “đặt trước “tiếng hát” để bắt vần với từ “ sông Lô’ ở trước, tạo nên âm hưởng kéo dài, gợi lên sự mênh mang của cảnh quan sông nước quê hương. Câu thơ sau có từ “hát” bắt vần với câu trước có từ “ngạt” tạo nên sự hài hoà về mặt âm thanh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

- Khái niệm : Lựa chọn trật tự từ trong câu chính là trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu :

+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).

+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Trả bài tập làm văn số 6  

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục  

Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu  

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

1 1,771 17/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: