Soạn bài Lão Hạc hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lão Hạc để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,805 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Lão Hạc - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Lão Hạc” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Tình cảnh lão Hạc:

- Nhà nghèo, vợ mất sớm, anh con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su, đã một năm không có tin tức gì.  

- Con chó – cậu Vàng là người bạn duy nhất để giải khuây → Lão vô cùng yêu quý con chó.

- Sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão Hạc.  

- Lão không muốn tiêu vào đồng tiền dành  dụm và mảnh vườn để dành cho con trai → quyết định bán chó.

* Tâm trạng lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”:

- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.

- Cười như mếu.

- Đôi mắt ầng ậc nước.

- Mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra.

- Cái đầu ngoẹo về một bên.

- Mếu như con nít, hu hu khóc.

→ Miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm nhân vật, sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh .

→ day dứt, ăn năn, đau đớn, xót xa, cảm giác tội lỗi vì nỡ lừa một con chó.

ð Lão Hạc là một người nông dân nghèo sống tình nghĩa, thuỷ chung, nhân hậu. Một người cha rất mực yêu thương con.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

*  Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

- Do tình cảnh túng quẫn, đói khổ, tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

- Cái chết xuất phát từ lòng thương con, lòng tự trọng.

- Cái chết của lão Hạc thật dữ dội và đau đớn.

→ số phận cơ cực, đáng thương  không có lối thoát của những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

- Nhân vật tôi là ng trí thức trong xã hội cũ : “ông giáo”.  

- Luôn lắng nghe, đồng cảm và tôn trọng lão Hạc.

- Cảm thông với tình cảnh của lão Hạc, cảm phục nhân cách cao đẹp của lão.

→ Yêu thương, xót xa, đau đớn.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn:

+ Vì người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người.

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

+ Vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm:

+ Tình huống truyện bất ngờ.

+ Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.

+ Ngôn ngữ của truyện: cô đọng, đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình.

+ Nghệ thuật kể chuyện: chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí:

+ Đừng nhìn người khác một cách phiến diện, hãy cố tìm hiểu thế giới tâm hồn, bản tính của họ.

+ Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để tìm hiểu, đừng nhìn bên ngoài rồi phán xét.

+ Cần khám phá, trân trọng vẻ đẹp bên trong của con người, cảm thông với họ.

Câu 7* (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

- Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Lão Hạc” :

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê: Lí Nhân, Hà Nam.

Soạn bài Lão Hạc hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

- Sau Cách mạng tận tụy sáng tác và phục vụ kháng chiến.

- Tác phẩm tiêu biểu: Các tiểu thuyết: “Sống mòn” (1944), “Lão Hạc” (1943), “Chí Phèo” (1941) , “ Giăng sáng” (1942), “Đôi mắt” (1948), ...

- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.

2. Thể loại: truyện ngắn   

3. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “một thêm đáng buồn” Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết.

- Phần 2: phần còn lại: Cái chết của Lão Hạc.

4. Tóm tắt:

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Soạn bài Lão Hạc hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Truyện thể hiện chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ.

- Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.

- Nghệ thuật phân tích tâm lí, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Bài giảng Ngữ văn 8 Lão Hạc

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Lão Hạc

Từ tượng hình, từ tượng thanh

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

1 1,805 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: