Soạn bài Trợ từ, thán từ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Trợ từ, thán từ Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Trợ từ, thán từ để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 876 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Trợ từ, thán từ - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Trợ từ, thán từ ngắn gọn:

I. Trợ từ   

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Nó ăn hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn.

- Nó ăn những hai bát cơm: nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.

- Nó ăn có hai bát cơm: nhấn mạnh ăn hai bát cơm là ít so với bình thường.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

II. Thán từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- này: thốt ra để gây sự chú ý của ng đối thoại.

- vâng: tiếng dùng để đáp lại lời người khác lễ phép.

- a: tiếng thốt ra biểu thị sự tức giận.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Những câu trả lời đúng: a, d.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Các câu có trợ từ là: a, c, g, i

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- lấy: dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

- nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm.

- đến: biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao của một tính chất làm ít nhiều ngạc nhiên.

- cả: nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc.

- cứ: lặp lại.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, này, à.

b, ấy!

c, vâng!

d, chao ôi!

e, hỡi ơi.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a.

- Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to tỏ ý thoải mái.

- Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột

b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Trời ơi! Bạn đang làm cái gì thế?

- Ơ kìa! Tôi đang làm phần đấy rồi mà!

- Này, giúp chị mở cửa lấy ánh sáng đi em!

- Ui da! Đau quá!

- A, mưa rồi kìa!

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- “Gọi dạ bảo vâng”: Câu tục ngữ khuyên chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Trợ từ, thán từ :

1. Trợ từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ:

- Lan ăn những hai quả chuối. (Nam Cao)

- Nhà đông người mà nó mua hai lạng thịt.

- Chính anh Nam đã giúp chúng tôi học ngoại ngữ.

2. Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

Ví dụ:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

(Ca dao)

- Thán từ thường đứng ở đầu câu. Tuy nhiên, nó có thể đứng ở giữa câu, cuối câu hoặc được tách ra thành một câu đặc biệt.

Bài giảng Ngữ văn 8 Trợ từ, thán từ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Đánh nhau với cối xay gió

Tình thái từ

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chiếc lá cuối cùng

1 876 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: