Soạn bài Nói quá hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nói quá Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nói quá để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,092 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Nói quá - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Nói quá ngắn gọn:

I. Nói quá và tác dụng của nói quá     

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

-  Các từ in đậm phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.

- Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, mồ hôi rất nhiều, ướt đẫm => công việc lao động của người nông dân hết sức vất vả.

-  Chưa nằm đã sáng; chưa cười đã tối → phóng đại tính chất nhanh của hiện tượng.

-  Mồ hôi.. ruộng cày → phóng đại mức độ sự việc.

ð nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông); Khuyên chúng ta cần biết trân trọng, sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng tới điều được nói tới.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Sỏi đá cũng thành cơm: sức mạnh của người lao động, sức lao động có thể làm ra tất cả.

b. Đi lên đến tận trời: rất khoẻ, có thể đi khắp mọi nơi, đi nhiều, đi xa.

c. Thét ra lửa: rất hống hách, nói năng quát tháo ai cũng phải nể sợ.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.

b. Bầm gan tím ruột.

c. Ruột để ngoài da.

d. Nở từng khúc ruột.

e. Vắt chân lên cổ.

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Thuý Kiều là cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Kẻ trượng phu xưa kia thường mơ chuyện dời non lấp biển.

- Người anh  hùng hào kiệt thường có ý chí lấp biển vá trời .

- Chiến công ấy là của người anh hùng mình đồng da sắt.

- Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm được cách giải bài toán ấy.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Ngáy như sấm          

- Nói như vẹt

- Nhanh như chớp.     

- Lớn nhanh như thổi.

- Đen như cột nhà cháy.

- Xấu ma chê quỷ hờn.

Câu 5* (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Buổi tối tôi đến nhà Linh học nhóm. Đường đến nhà Linh phải đi qua một quãng vắng.  Tôi đang đi bỗng một con mèo ở đâu chạy ngang đường thoắt một cái khiến tôi giật mình, sợ hết vía. Đã đến nhà Linh rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn.

Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Giống nhau:

+ Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

- Khác nhau:

+ Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

+ Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói quá :

I. Khái niệm nói quá

- Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ (lối nói ngoa, nói quá sự thật), phóng đại (phóng ra cho to), cường điệu (nói mạnh, nói hơn lên), thậm xưng (nói quá sự thật thưòng nhằm mục đích hài hước).

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ:

Béo như con trâu trương.

(Thành ngữ)

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.

(Ca dao)

II. Tác dụng của nói quá

- Nói quá với tính chất là biện pháp tu từ, nêu sự việc hiện tượng theo lối thổi phồng, phóng đại lên quá mức bình thường, trên thực tế không thể có được. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện xuyên tạc sự thật mà là một cách nói nhấn mạnh có tính chất nghệ thuật, làm cho thực tế được đề cập đến nổi bật ở những khía cạnh nhất định.

Ví dụ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tôi.

(Tục ngữ)

- Cách nói như vậy có tác dụng làm cho thực tế được đề cập nổi bật ở những khía cạnh nhất định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Bài giảng Ngữ văn 8 Nói quá

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Ôn tập truyện kí Việt Nam

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Nói giảm nói tránh

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

1 1,092 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: