Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thuyết minh về một thể loại văn học để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 808 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học ngắn gọn:

I. Từ quan sát  đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú

1. Quan sát

Câu hỏi (trang 153 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a.

- Mỗi bài 8 dòng.

- Mỗi dòng 7 chữ.

- Số dòng (câu) số chữ bắt buộc không thêm bớt tuỳ tiện được.

b. Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

( T-B-B-T/ - T- B- B )

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

( T- T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển

( T- T- B- B- B-T-T)

Lại người có tội giữa năm châu

( T- B- T- T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

( T- B- B- T-B- B-T)

Miệng cười tan cuộc oán thù

( T- T- B- T- T- B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

( B- T- T- T/ B- T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

( B- B-B- T- T- T- B)

c. Niêm luật của bài thơ:

+ Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

+ Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

d, Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

e, Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3

II. Dấu hai chấm

Câu hỏi (trang 135 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Dấu hai chấm dùng để:

a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

c, Đánh dấu (báo trước) phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ.

- Số câu, số chữ trong mỗi bài.

- Quy luật bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần.

- Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ có dung lượng ít, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống.

- Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.

- Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế.

- Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề (thường là ngắn).

- Tuy ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc sống.

Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Hình thức tự sự loại nhỏ; dung lượng nhỏ.

- Mô tả một mảnh của cuộc sống nên ít nhân vật và sự kiện.

- Không gian, thời gian hạn chế.

- Kết cấu thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để bật ra chủ để.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học:

1. Muốn thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học hay văn bản cụ thể thì trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

2. Khi nêu các đặc điểm, cần có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ cho các đặc điểm ấy.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Muốn làm thằng Cuội

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Trả bài tập làm văn số 3

Hai chữ nước nhà

Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

1 808 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: