Soạn bài Tức nước vỡ bờ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tức nước vỡ bờ để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,589 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Tình thế chị Dậu: Vụ thuế đang ở thời điểm gay gắt, chị đã bán con, bán cho, bán khoai đủ nộp cho chồng, nhưng lại phải nộp sưu cho người em chồng đã chết; chồng ốm do bị đánh đập → tình thế nguy ngập.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Nhân vật cai lệ:

- Hành động:

+ Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng;

+ Trợn ngược hai mắt quát.

+ Giật phắt dây, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

+ Bịch vào ngực chị Dậu, trói anh Dậu.

+ Tát vào mặt chị Dậu,  sấn đến chỗ anh Dậu.

- Ngôn ngữ:

+Thét “thằng kia, ông tưởng mày...”

+ Giọng hầm hè, nham nhảm, giục trói.

→ Cai lệ là một kẻ thô tục, hung hãn,tàn bạo, lòng lang dạ sói, táng tận lương tâm, là hiện thân sinh động của bọn tay sai dưới chế độ xã hội thực dân phong kiến đương thời.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Diễn biến tâm lí chị Dậu:  

- Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

+ Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông,...”

+ Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,...

- Không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:

+ Xưng hô ông - tôi, sau đó mày - bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa,...”

* Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, dịu dàng. Đồng thời thật can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Nhan đề thể hiện quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”.

- Đặt nhan đề “Tức nước vỡ bờ” cho đoạn trích là thỏa đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cái cảnh tức nước vỡ bờ.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chứng minh lời nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

- Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.

- Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.

- Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.

Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Tức nước vỡ bờ” :

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Ngô Tất Tố (1893 – 1954).

- Quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

- Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng. Ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam.

- Ngòi bút hướng tới khám phá và phát hiện ở nhân dân lao động những đức tính tốt đẹp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940) ...Các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940) ...

- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: trích từ chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939). Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do người biên soạn sách đặt.  

2. Thể loại: tiểu thuyết   

3. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu ... ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng ốm.

- Phần 2 (còn lại): Chị Dậu phản kháng lại bọn tay sai.

4. Tóm tắt:

Chỉ vì đóng thiếu một suất sưu cho người em trai đã mất mà anh Dậu bị bọn cai lệ bắt trói, bị đánh đập đến ngất đi như một xác chết rồi được khiêng về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn đang cố húp bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sấn sổ định bắt trói anh. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha, còn chửi mắng và bịch và ngực chị. Tức nước vỡ bờ, chị vùng lên đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Đồng thời còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.

- Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.

Bài giảng Ngữ văn 8 Tức nước vỡ bờ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Lão Hạc

Từ tượng hình, từ tượng thanh

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

1 1,589 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: