Soạn bài Trường từ vựng hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Trường từ vựng Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Trường từ vựng để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Trường từ vựng - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Trường từ vựng ngắn gọn:
I. Thế nào là trường từ vựng?
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Các từ in đậm đều có nét chung về nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người.
→ Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Lưu ý: Đặc điểm của trường từ vựng:
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
+ Do hiện tượng từ nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
+ Trong thơ văn và cuộc sống, dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt" là: Thầy, mẹ, em, mợ, cô, cháu, em bé, anh em, con, bà, họ, cậu.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
a, Dụng cụ đánh bắt cá
b, Vật chứa, đựng
c, Hoạt động của chân
d, Tâm trạng con người
e, Tính cách con người
g, Dụng cụ để viết
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Các từ in đậm thuộc trường từ vựng: Tình cảm, thái độ của con người.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Khứu giác |
Thính giác |
Mũi, thơm, điếc, thính |
Tai, nghe, điếc, thính, rõ |
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Từ "lưới" thuộc trường từ vựng:
+ Trường “dụng cụ đánh bắt cá, chim”: cùng trường với nơm, chài, vó, bẫy, …
+ Trường "phương án bao vây bắt người": giăng lưới bắt tội phạm, lưới trời, lưới phục kích, lưới mật thám.
- Từ "lạnh" thuộc trường từ vựng:
+ Trường "nhiệt độ"
+ Trường tính cách, thái độ
+ Trường "màu sắc"
- Từ "tấn công" thuộc trường:
+ Trường "hành động bạo lực"
+ Trường từ vựng về "hoạt động thể thao"
Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Tác giả chuyển các từ “chiến trường, vũ khí, chiến sĩ” từ trường từ vựng "quân sự" sang trường từ vựng về "nông nghiệp.
→ Nông nghiệp cũng là mặt trận. Thúc đẩy tinh thần hăng say lao động.
Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, những bạn học sinh đang tập trung ôn bài, tiếng mở sách vở khe khẽ. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Ví dụ:
+ Trường từ vựng động vật gồm các từ: trâu, bò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng…
2. Một số đặc điểm của trường từ vựng:
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:
+ Trường từ vựng động vật có các trường nhỏ như sau:
Tên gọi các loài: gà, chó, mèo, lợn, khỉ, hổ, báo,…
Về giống: trống, mái, đực, cái,…
Bộ phận cơ thế động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, vuốt,…
Hoạt động: chạy, phi, lồng, bò, cấu, xé, vồ,…
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. Điều này có nghĩa là những từ trong một trường từ vựng có thế thuộc danh từ, động từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Trường từ vựng mắt, có:
+ Các từ thuộc danh từ: con ngươi, lông mi, lông mày, lòng đen, lòng trắng,…
+ Các từ thuộc tính từ: lờ đờ, toét, đờ đẫn,…
+ Các từ thuộc động từ: nhìn, trông, liếc, dòm,…
c. Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa.
Ví dụ: Từ “ngọt” có thể thuộc các trường từ vựng sau:
+ Trường mùi vị (cùng trường vối chua, cay, đắng, chát, thơm…).
+ Trường âm thanh (cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai,…).
+ Trường thời tiết (cùng trường với hanh, ẩm ướt, giá…).
d. Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trưòng từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu biểu đạt của con người.
Bài giảng Ngữ văn 8 Trường từ vựng
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8