Soạn bài Bố cục của văn bản hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Bố cục của văn bản Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bố cục của văn bản để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bố cục của văn bản - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Bố cục của văn bản ngắn gọn:
I. Bố cục của văn bản:
Đọc văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu ... danh lợi): Giới thiệu khái quát nhân vật.
- Phần 2 (tiếp ... không cho vào thăm): Biểu hiện đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.
- Phần 3 (còn lại): Tình cảm của mọi người dành cho thầy Chu Văn An.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Nhiệm vụ:
- Phần 1: Mở bài: Nêu vấn đề.
- Phần 2: Thân bài: Trình bày các khía cạnh của vấn đề.
- Phần 3: Kết bài: Tổng kết chủ đề.
Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
3 phần có mối quan hệ theo sự phát triển của sự việc:
+ Mở bài: giới thiệu tài và đức của thầy.
+ Thân bài: giải thích rõ tài đức của thầy.
+ Kết bài: ảnh hưởng của tài và đức đối với mọi người.
Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Bố cục văn bản: là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
- Bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Phần Thân bài văn bản "Tôi đi học", Thanh Tịnh hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
- Trình tự:
+ thời gian (liên tưởng đối lập trước đây và buổi tựu trường, từ nhà đến trường)
+ không gian : con đường làng → trên sân trường → trong lớp học.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng:
- Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô nói xấu mẹ.
- Niềm sung sướng hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Có thể sắp xếp theo trình tự không gian (tả phong cảnh); chỉnh thể - bộ phận (tả con vật); tình cảm, cảm xúc (tả người).
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Cách sắp xếp các sự việc:
+ Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
+ Các sự việc nói về thầy là người đạo đức, được học trò kính mến.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Nội dung phần thân bài của văn bản có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển sự việc, mạch cảm xúc.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.
- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.
- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.
c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.
- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.
Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng nên trình bày theo trình tự :
- Lòng thương mẹ của chú bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ.
- Khi gặp mẹ, cảm xúc trong lòng mẹ.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Sắp xếp như vậy chưa hợp lí, cần sắp xếp lại như sau:
a. Giải thích câu tục ngữ.
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bố cục của văn bản:
1. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Một văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Mở bài : có nhiệm vụ nêu ra chủ đề được nói tới trong văn bản.
+ Thân bài : trình bày các nội dung chủ yếu làm sáng tỏ chủ đề của văn bản. Nội dung các ý phần thân bài cần được trình bày mạch lạc: có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian hoặc theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận…
+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.
2. Để viết được một văn bản hay, hoàn chỉnh cần sắp xếp các nội dung trong văn bản theo bố cục và trình bày mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8