Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn:
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Câu hỏi (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Đọc văn bản: Món quà sinh nhật
a.
- Mở bài: từ đầu ... bày la liệt trên bàn: Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Tiếp... chỉ gật đầu không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
- Kết bài: Phần còn lại: Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
b.
- Truyện kể về sinh nhật Trang, Trinh không có xe nên đến muộn và món quà bất ngờ của Trinh.
- Người kể là Trang- ngôi thứ nhất.
- Truyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật.
- Nhân vật: Trang, các bạn, Trinh.
- Nhân vật chính: Trang.
- Tính cách của nhân vật: mọi người đều vui vẻ cười nói.
+ Trang : bồn chồn lo lắng.
+ Trinh: hiền lành, hay cười, bẽn lẽn.
- Diễn biến truyện:
+ Mở đầu: cảnh sinh nhật vui vẻ, đông đúc ở nhà Trang.
+ Diễn biến: Đỉnh điểm đợi mãi không thấy Trinh đến.
+ Kết thúc: Trinh đến khi mọi người đã bắt đầu ra về và món quà bất ngờ của Trinh.
- Yếu tố miêu tả: Nhân kỷ niệm... trên bàn.
+ Trinh tươi cười đi vào.
+ Trinh lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng.
+ Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi thấy tủi thân và giận Trinh.
+ Tôi giận mình quá.
+ Cảm ơn Trinh... thơm mát này.
→ yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự.
→ Tác dụng: Tô đậm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu hơn tình cảm, tính cách phẩm chất của nhân vật.
c. Trình tự: thời gian - theo diễn biến đầu - cuối, nhưng trong khi kể có dùng hồi ức ngược thời gian.
2. Dàn ý của bài văn tự sự
Câu hỏi (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.
b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự viếc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ.
c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
- Chủ yếu cũng gồm 3 phần nhưng có đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”.
a. Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính - cô bé bán diêm.
b. Thân bài:
- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường.
- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...( 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng)
* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên → miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.
c. Kết bài:
- Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy, thái độ của người qua đường.
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).
b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?
- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó).
c. Kết bài: suy nghĩ gì về kỷ niệm đó và người bạn.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
I. Khái niệm văn tự sự
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, ngưòi nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.
II. Dàn ý của bài văn tự sự
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dùng miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
a) Mở bài
Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).
b) Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lòi các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?…)
Trong khi kể, người viết thưòng kết hợp miêu tả sự việc, con ngưòi và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
c) Kết bài
Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8