Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đi đường (Tẩu lộ) để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,237 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Đi đường ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Câu 1 - câu khai (khởi), mở ra ý thơ: Sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường

- Câu 2 - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: Khó khăn, gian nan của người đi đường

- Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót

- Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài: Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Điệp từ “tẩu lộ, trùng san”

- Tác dụng

+ Tạo nhịp điệu, âm thanh thanh cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh khắc họa những khó khăn gian khổ trên đường đi

+ Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

Câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Câu thơ thứ 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

=> Sự khó khăn gian khổ của những người đi đường.

- Câu thơ thứ 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

=> Sự thoải mái, hiên ngang khi vượt qua một chặng đường dài ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên núi non.

à  Hai câu thơ trên như lời khuyên răn con người hãy nỗ lực kiên trì vượt qua khó khăn thử thách thì mới nhận được trái ngọt hoa thơm.

Câu 5 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen: nói đến việc đi đường, còn nghĩa bóng ý nói con đường cách mạng con đường đời đầy gian nan vất vả mà con người phải nỗ lực vượt qua.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đi đường:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

- Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

- Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Đi đường là bài thơ được rút ra trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây.

2. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.

3. Bố cục: 4 phần

- câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)

- câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)

- câu 3: chuyển (chuyển ý)

- câu 4: hợp (tổng hợp lại)

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.

Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ.

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.

Bài giảng Ngữ văn 8 Đi đường (Tẩu lộ)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Câu cảm thán  

Câu trần thuật 

Viết bài tập làm văn số 5

Thiên đô chiếu  

Câu phủ địn

1 1,237 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: