Soạn bài Câu phủ định hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Câu phủ định Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Câu phủ định để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1199 lượt xem
Tải về


Soạn bài Câu phủ định - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Câu phủ định ngắn gọn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Câu b khác với câu a khi câu b có từ thêm " không"

Câu c khác với câu a khi câu c có từ thêm " chưa"

Câu d khác với câu a khi câu d có từ thêm "chẳng"

Về chức năng, câu b, c, d dùng với chức năng phủ định về sự việc Nam đi Huế chưa diễn ra hoặc không diễn ra. Câu a dùng với chức năng khẳng định sự việc Nam đi Huế có diễn ra.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

- Câu có từ ngữ phủ định là:

+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn

+ Đâu có!

- Câu phủ định đầu tiên được ông thầy bói sờ ngà sử dụng để phủ định ý kiến của thầy sờ vòi

- Câu phủ định thứ hai được ông thầy bói sờ tai phủ định nhận định của ông thầy bói sờ ngà và sờ vòi.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Câu phủ định bác bỏ là:

b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!, Ông Giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc

c. Không, chúng con không đói nữa đâu. Là câu cái Tý phản bác lại ý kiến của mẹ nó.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Các câu đều có mang ý nghĩa khẳng định. Vì mặc dù trong câu có các từ ngữ phủ định, song các từ ngữ phủ định này lại được kết hợp với một từ phủ định khác nên câu sẽ mang nghĩa khẳng định.

Các ví dụ tương đương:

+ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó có ý nghĩa.

+ Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung Thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng, vào dạ.

+ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ ...

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Nếu thay thì sẽ thành câu:

Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp

+ Khi thấy thì ý nghĩa các câu sẽ thấy đổi

+ Vì. Từ “chưa” dùng để phủ định ý mà vào thời điểm hiện tại sự việc chưa diễn ra nhưng thời điểm tương lai sẽ diễn ra. Từ không biểu thị ý phủ định những sự việc đó sẽ không bao giờ diễn ra trong hiện tại và cae tương lai.

Trong mạch truyện Dế Choắt bị chị Cóc mổ và chết nên không thể dậy được nữa, vì vậy sử dụng câu nói của nhà văn là phù hợp.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định.

Sử dụng để phủ định một ý kiến, quan điểm trước đó của ai đó.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Khi thay đổi nó thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi hoàn toàn, vì vậy không nên thay.

Câu 6 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Tham khảo đoạn đối thoại sau.

- Tớ đã không mua được chiếc áo giống của cậu. (câu phủ định miêu tả)

- Tớ cũng mua ở quán đó, liệu cậu đã hỏi chủ quán thật kĩ chưa?

- Tớ đã xem rất kĩ và hỏi chị chủ quán nhưng không có. (câu phủ định bác bỏ).

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Câu phủ định

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (1a), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có),...

- Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

VD: Hôm nay con không ăn cơm đâu.

Bài giảng Ngữ văn 8 Câu phủ định

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần văn)

Hịch tướng sĩ  

Hành động nói  

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5 hay, ngắn gọn

Nước Đại Việt ta

1 1199 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: