Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đập đá ở Côn Lôn để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 892 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Không gian và điều kiện làm việc: công việc nặng nhọc, thiên nhiên khắc nghiệt.

- Tính chất công việc: khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.

- Tinh thần của người tù: Đó là tư thế của đấng nam nhi anh hùng!

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Câu thơ đầu: miêu tả bối cảnh không gian, tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững của con người giữa đất trời Côn Đảo.

- Ba câu thơ sau: miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc khổ sai của người tù cách mạng.

- Người cách mạng làm công việc ấy quả quyết mạnh mẽ, phi thường. “lừng lẫy”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”,  “làm cho lở núi non”

- NT: Nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người thật ghê gớm, thần kì.

→ Bốn câu thơ vừa tả thực cộng việc lao động khổ sai của người tù vừa xây dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời. Khẩu khí: ngang tàng, ngạo nghễ coi thường gian nan.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Người tù yêu nước nhận ra mình có thể dạn dày với thử thách, tự thấy mình cứng cỏi và trung kiên hơn.

- Sự đối lập giữa thử thách gian nan và sức chịu đựng dẻo dai, ý chí sắt son của người cách mạng.  

- Nhà thơ muốn nói cái chí lớn, lòng quyết tâm của người tù yêu nước, không có khó khăn nào, gian khổ nào có thể ngăn chặn.

- Người cách mạng tin vào việc mình đang làm - một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có thể làm được

- Đối lập giữa chí lớn của những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn với thử thách họ phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu được xem như "việc con con".

→ Đó là khẩu khí ngang tàng của người tù cách mạng, không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu son sắt, coi thường gian nan thử thách.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Học sinh tập đọc diễn cảm bài thơ.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Khí phách ngang tàng lẫm liệt, coi việc ở tù như là khi mỏi chân tạm nghỉ, coi lao động khổ sai chỉ là việc con con Họ còn đẹp ở ý chí chiễn đấu và niềm tin sắt son vào sự nghiệp cứu nước của mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn” :

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Phan Châu Trinh 1872-1926

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê: Tam Kỳ - Quảng Nam

- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) nổ ra và thất bại.

+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX:

+ 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.

+ 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân.

+ 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo.

+ 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.

+ 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ.

+ 1926: Phan Châu Trinh mất.

→ Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp sáng tác:

- Phong cách sáng tác: Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù. Sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lý Đông Tây (1925)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo.

2. Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật.

3. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày.

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

4. Tóm tắt:

Bài thơ làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

Bài giảng Ngữ văn 8 Đập đá ở Côn Lôn

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Ôn luyện về dấu câu

Thuyết minh về một thể loại văn học

Muốn làm thằng Cuội

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Trả bài tập làm văn số 3

1 892 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: