Soạn bài Nói giảm nói tránh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nói giảm nói tránh Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nói giảm nói tránh để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 875 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nói giảm nói tránh - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Nói giảm nói tránh ngắn gọn:

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê- nin và…khác

- đi

- chẳng còn

→ Các từ ngữ in đậm đều nói về cái chết.

=> Nói như vậy để giảm nhẹ sự việc, tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Bầu sữa → tránh sự thô tục

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, Đi nghỉ.

b, Chia tay nhau.

c, Khiếm thị.

d, Có tuổi.

e, Đi bước nữa.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Các câu sử dụng nói giảm nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2.

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Anh lười học quá.→ Anh học chưa được siêng lắm.

- Hành động của anh rất xấu. → Hành động của anh không được đẹp lắm.

- Con người anh nông cạn. → Con người chưa sâu sắc lắm.

- Bạn học còn kém lắm. → Bạn học chưa tốt lắm.

- Lời nói của anh đầy ác ý. → Lời nói của anh thiếu thiện chí.

Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ thì không dùng nói giảm nói tránh.

VD: khi toà xử án, khi là người làm chứng trong một sự vụ…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói giảm nói tránh:

I. Khái niệm nói giảm nói tránh

- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Biện pháp tu từ này có phần ngược với biện pháp tu từ nói quá đã học ở bài trước. Đây là một cách diễn đạt né tránh, không nói thẳng, nói toạc ra, nhằm đảm bảo tính chất lịch sự, trang nhã. Khi phải đề cập đến những sự vật, hiện tượng mà nếu gọi đúng tên thì không tiện vì thô tục hoặc dễ gây cảm giác khó chịu hoặc dễ xúc phạm đến người nghe. Khi nói về một ngưòi đã chết, người ta thường dùng những cách nói như: mất, qua đời, không còn nữa, khuất núi, quy tiên, từ trần, tạ thế, đi xa… là nói giảm nói tránh khỏi gây nỗi đau xót cho người đối thoại. Ngoài những cách nói quen thuộc trong khẩu ngữ sinh hoạt của nhân dân nói trên, còn có những cách nói, cách diễn đạt phong phú, đa dạng, sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ khi nói về cái chết.

Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến)

II. Việc vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong giao tiếp

- Trong giao tiếp thông thường, cần có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh khi cần thiết, để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, thể hiện phong cách nói năng đúng mực của con ngưòi có giáo dục có văn hoá. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì không nên né tránh, không nên nói giảm nói tránh. Trong những tình huống như vậy, người nghe cần biết rõ sự thật, cho nên cần thiết phải nói rõ sự thật. Tóm lại, việc vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh cũng cần phải linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ.

Bài giảng Ngữ văn 8 Nói giảm nói tránh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu ghép

Trả bài tập làm văn số 2

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Ôn dịch thuốc lá

1 875 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: