Soạn bài Câu trần thuật hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Câu trần thuật Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Câu trần thuật để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,005 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Câu trần thuật - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Câu trần thuật ngắn gọn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu hỏi (trang 45 SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

- Các câu không có hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

- Vai trò của các câu

+ Đoạn a người viết dùng để trình bày những quan điểm và suy nghĩ cá nhân về truyền thống lòng yêu nước của dân tộc ta.

+ Đoạn b, câu trần thuật thứ nhất dùng để kể, câu thứ hai dùng để thông báo

+ Đoạn c, câu dùng để miêu tả ngoại hình

+ Đoạn d, câu thứ hai dùng để nhận định, câu thứ ba dùng để bộc lộ những tình cảm, cảm xúc

- Kiểu câu trần thuật là kiểu câu được sử dụng nhiều nhất. Vì kiểu câu này có nhiều chức năng đáp ứng nhu cầu của con người như thông tin, miêu tả, kể,…đặc biệt, câu trần thuật còn đóng nhiều vai trò khác, vì vậy nó thỏa mãn hầu hết các mục đích giao tiếp của con người.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

a)

Dế Choắt tắt thở.

=> Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết

- Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

=> Câu trần thuật bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.

b)

Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:

=> Câu trần thuật thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.

Cây bút đẹp quá

=> Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.

Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

=> Câu trần thuật bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã được tặng bút thần

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

- Về kiểu câu, ở câu thứ hai ở bản dịch nghĩa là kiểu câu nghi vấn bởi vì trong câu đó có từ nghi vấn và có dấu chấm hỏi kết thúc câu.. Còn ở câu thứ hai ở bản dịch thơ là một câu trần thuật.

- Về ý nghĩa, cả hai câu đều góp phần vào việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh xinh đẹp của đêm trăng sáng.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

+ Câu (a): Là câu cầu khiến.

+ Câu (b): Là câu nghi vấn.

+ Câu (c): Là câu trần thuật.

- Các câu trên đều thể hiện mục đích cầu khiến, đề nghị, tuy nhiên về sắc thái nó có sự khác nhau.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

- Các câu được dẫn ở đây đều là câu trần thuật.

- Các câu này dùng để:

+ Câu (a), dùng với mục đích cầu khiến.

+ Câu (b): câu trước dấu hai chấm có chức năng kể, sau dấu hai chấm có chức năng cầu khiến.

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

+ Hứa hẹn: Mình hứa với bạn chiều nay chúng ta sẽ học nhóm.

+ Xin lỗi: Mình xin lỗi vì đã đến muộn.

+ Cảm ơn: Cảm ơn vì đã chờ mình đi học

+ Chúc mừng: Chúc mừng sinh nhật cậu

+ Cam đoan: Tôi xin cam đoan rằng mọi điều trong tờ khai là sự thật.

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

- Hoa ơi, chiều nay cậu có ở nhà không? (câu nghi vấn)

- Chiều nay tớ không có ở nhà đâu cậu ạ. (câu phủ định)

- Nhà tớ có việc nên chiều nay tớ về quê luôn. câu trần thuật)

- Thế à? Buồn thế! (câu cảm thán). Tớ đang định sang nhờ cậu giảng hộ tớ bài này, trên lớp tớ chưa kịp hiểu. 

- Ngày kia cậu sang nhà tớ đi! (câu cầu khiến). Hôm đấy tớ về nhà rồi.

- Thế ngày kia tớ sang nhé.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Câu trần thuật

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,...

- Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,... (Vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

VD: Chiều nay, tôi đi học thêm.

Bài giảng Ngữ văn 8 Câu trần thuật

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Viết bài tập làm văn số 5

Thiên đô chiếu  

Câu phủ định  

Chương trình địa phương (phần văn)

Hịch tướng sĩ 

1 1,005 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: