Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
A. Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ngắn gọn:
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Câu hỏi (trang 14 Sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
- Đoạn văn a câu chủ đề là câu đầu “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng” các câu sau bổ sung cho câu chủ đề
Các từ ngữ chủ đề như nước sạch, thiếu, nước
- Đoạn văn b câu chủ đề là “Phạm Văn Đồng: Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn” các câu sau bổ sung cho câu chủ đề
Từ ngữ chủ đề là “Phạm Văn Đồng”
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
Câu hỏi (trang 14 Sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
a, Nhược điểm: Bố cục chưa rõ ràng, mạch lạc.
Cách sửa: Sắp xếp lại theo bố cục logic từ ngoại hình bên ngoài, bên trong, cách sử dụng,…
b, Nhược điểm của: Nội dung chưa rõ ràng, thiếu nhiều ý.
Cách sửa: Giới thiệu từng phần trong cấu tạo của đèn.
II. Luyện tập
Câu 1 ( trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Viết mở bài và kết bài cho đề văn: "Giới thiệu trường em"
Mở bài:
Nếu chỉ dùng một tính từ để nói về ngôi trường bạn đang học thì bạn sẽ chọn tính từ nào? Với tôi, tôi sẽ chọn tính từ “thân thương” bởi ngôi trường tôi đang học không chỉ đơn thuần là một ngôi trường học tập mà ở nơi đó tôi có cảm giác thân quen, thân thuộc, được sẻ chia, quan tâm và hồn nhiên vô tư như chính ở ngôi nhà của mình, tôi đã và đang được lớn lên, trưởng thành và khám phá chính bản thân mình dưới mái trường này.
Kết bài:
Có một điều tôi phải thừa nhận đó là tôi không thích học trên sách vở, không thích phải chép bài hay thi cử nhưng tôi lại yêu đi học, thích được mày mò thực hành thí nghiệm, muốn đến trường gặp bạn bè và thầy cô, muốn tham gia các hoạt động của trường, lớp có lẽ là vì tôi yêu mái trường này, yêu tất cả mọi thứ ở đây.
Câu 2 ( trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ lại là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ một chàng trai với đôi bàn tay trắng, thế những Người vẫn quyết theo đổi lí tưởng của mình. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo cả hành trang là tình yêu nước thương dân vô bờ bến, khát vọng tìm ra con đường đi giải phóng dân tộc, tự do nhân dân. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, làm không biết bao nhiêu công việc nặng nhoc, gặp phải không biết gian nan khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Người đã tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc, trở về nước lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng vẻ vang, chống Mĩ, chống Pháp đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp ngàn năm đô hộ xâm chiếm. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc tuyên ngôn lịch sử khai sinh ra nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 3 ( trang 15 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Cuốn sách Ngữ văn 8 tập một bao gồm nội dung của 17 bài học, được sắp xếp hợp lý, logic. Mỗi bài học được phân thành ba phần nhỏ, gồm phần Đọc- hiểu, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn. Trong từng phần học có hệ thống có các câu hỏi để tìm kiếm kiến thức, ngữ liệu luyện tập và phần ghi nhớ đúc kết ở cuối bài. Riêng phần đọc hiểu, tác phẩm văn học được sử dụng có thể là một đoạn trích, một tác phẩm truyện ngắn hay toàn bài thơ của những tác giả văn học nổi tiếng ở Việt Nam và văn học nước ngoài. Các tác phẩm đưa vào sách giáo khoa phải được chọn lọc để phù hợp khả năng thẩm mỹ và trình độ học tập của học sinh lớp 8.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Để viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh các em cần lưu ý:
- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Soạn bài Quê hương hay, ngắn gọn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8