Soạn bài Văn bản thông báo hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Văn bản thông báo Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Văn bản thông báo để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem

1 934 17/02/2022
Tải về


Soạn bài Văn bản thông báo - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Văn bản thông báo ngắn gọn

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Câu 1 (Trang 142 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Văn bản 1:

+ Người thông báo là: Phòng GD và ĐT huyện Hải Hậu, trường THCS Hải Nam.

+ Người nhận thông báo là: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.

+ Mục đích thông báo là để cho mọi người chuẩn bị thực hiện đúng lịch, đúng kế hoạch duyệt tiết mục văn nghệ nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

-  Văn bản 2:

+ Người thông báo là: Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trường THCS Kết Đoàn

+ Người nhận thông báo là: Các chi đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường.

+ Mục đích thông báo về kế hoạch đại hội đại biểu liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Câu 2 (Trang 142 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Nội dung thông báo: Thường là những văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía trên xuống người dưới quyền.

- Thể thức của những văn bản thường theo một mẫu nhất định.

Câu 3 (Trang 142 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

Một số trường hợp cần viết thông báo:

- Thông báo về kế hoạch thi học kì 1.

- Thông báo về việc góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt.

II. Cách làm văn bản thông báo

Câu 1 (Trang 142 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tình huống cần viết thông báo là b, c

- Tình huống b:

+ Người viết: BGH nhà trường

+ Người nhận: Các thầy cô giáo và học sinh trong trường.

- Tình huống c:

+ Người viết: Đại diện Ban chỉ huy liên đội

+ Người nhận: Các chỉ huy đội

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Văn bản thông báo

1. Khái niệm

- Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội ung công việc, quy định, thời gian, địa điểm,... cụ thể, chính xác.

- Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghỉ tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

2. Đặc điểm của văn bản thông báo

- Thông báo là một văn bản thông tin về các hoạt động của cơ quan, tổ chức như một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; trong một số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xảy ra; kế hoạch mới, đề xuất mới lên cấp trên hoặc kế hoạch điều động nhân sự

3. Cách làm văn bản thông báo

Thể thức của văn bản thông báo:

- Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm ...

- Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...

- Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tổng kết phần văn (tiếp theo)  

Chương trình địa phương (phần tiếng việt) 

Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tổng kết phần văn (tiếp theo ) 

Luyện tập làm văn bản thông báo

1 934 17/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: