Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Từ tượng hình, từ tượng thanh để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 3,240 15/02/2022
Tải về


Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh ngắn gọn:

I. Đặc điểm, công dụng   

Câu hỏi (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a.

- Các từ: móm mém, xồng xọc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc → gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật → từ tượng hình.

-  Các từ : hu hu, ư ử → mô phỏng âm thanh → từ tượng thanh.

b.

- Tác dụng: gợi tả hình ảnh, mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao → thường dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm →  từ tượng thanh.

- Rón rén, chỏng quèo, lẻo khoẻo → từ tượng hình.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tìm 5 từ chỉ dáng đi của người: Lò dò, tấp ta tấp tểnh, nghênh ngang, liêu xiêu, dò dẫm.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tở ra rất khoái chí.

- hì hì: tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

- hô hố: tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.

- hơ hớ: tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Lắc rắc vài hạt mưa.

- Nước mắt rơi lã chã.

- Những nụ hoa lấm tấm nở.

- Đường núi khúc khuỷu rất khó đi.

- Những bóng đèn lập lòe góc tối.

- Chiếc đồng hồ tích tắc kêu.

- Mưa rơi lộp bộp trên mái hiên.

- Con vịt bầu lạch bạch đi về chuồng.

- Người đàn ông nói giọng ồm ồm.

- Nước chảy ào ào từ vách núi.

Câu 5* (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Bài thơ “Qua Đèo Ngang” - Bà Huyện Thanh Quan

- Bài thơ “Lượm” – Tố Hữu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

1. Khái niệm:

a. Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái… của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.

Ví dụ:

+ Từ tượng hình gợi tả dáng dấp, dáng vẻ của ngưòi: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh, lặc lè, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu…

+ Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, mấp mô, phập phồng…

+ Từ tượng hình gợi tả màu sắc: chon chót, bềnh bệch, sặc sỡ, loè loẹt, chói chang…

b. Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con ngưòi (Trong thuật ngữ từ tượng thanh: tượng là mô phỏng, thanh là âm thanh), phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

Ví dụ:

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng ngưòi: léo nhéo, râm ran, bập bẹ, the thé, oang oang, ấp úng, bô bô, thỏ thẻ, thủ thỉ…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió thổi: ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vu vu, vi vút…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy: ồng ộc, róc rách, tồ tồ, ồ ồ, rào rào…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt…

2. Công dụng

- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao và thường được dùng trong văn miêu tả. Phần lớn từ tượng hình, từ tượng thanh là những từ láy; mỗi lần nó xuất hiện trong thơ thì vần thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị. Thơ nên họa, nên nhạc.

Ví dụ:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!

(Nguyễn Duy)

Bài giảng Ngữ văn 8 Từ tượng hình, từ tượng thanh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 

Tóm tắt văn bản tự sự 

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Trả bài tập làm văn số 1

1 3,240 15/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: