Soạn bài Tình thái từ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tình thái từ Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tình thái từ để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,070 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Tình thái từ - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Tình thái từ ngắn gọn:

I. Chức năng của tình thái từ    

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Câu a: câu hỏi; câu b: cầu khiến; câu c, d: câu cảm thán.

- Nếu bỏ các từ in đâm thì câu a không còn là câu nghi vấn; câu b không còn là câu cầu khiến; câu c không còn là câu cảm thán.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Câu d: Từ in đậm biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.

II. Sử dụng tình thái từ

Câu hỏi (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. à: hỏi, thân mật (bạn).

b. ạ: hỏi, kính trọng (thầy giáo – học sinh)

c. nhé: cầu khiến thân mật (bạn bè)

d. ạ: cầu khiến kính trọng (người trên lớn tuổi hơn)

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Các câu b, c, e, i có tình thái từ, còn lại không có.

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b, chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được.

c, ư: hỏi với thái độ phân vân.

d, nhỉ: thái độ thân mật.

e, nhé: dặn dò, thái độ thân mật.

g, vậy: thái độ miễn cưỡng.

h, cơ mà: thái độ thuyết phục.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

+ Em vẫn ngoan ngoãn mà!

+ Mẹ mua quà cho em đấy.

+ Nó háu ăn thế chứ lị.

+ Anh chỉ muốn khuyên em thôi!

+ Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!

+ Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Thầy đỡ mệt chưa ạ?

- Bạn làm bài tập rồi à?

- Chiều nay bố mẹ về quê phải không ạ?

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Một số tình thái từ địa phương Nam Bộ:

+ Ha (như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha?

+ Nghen (nhé): Em ở nhà một mình nghen.

+ Há (nhỉ): Lạnh quá chú Năm há!

+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ!

+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tình thái từ :

1. Khái niệm:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Tình thái từ thường đứng ở cuối câu.

Ví dụ:

- Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

(Ca dao)

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé!

Ở lại gác cho tao ngủ nhé!

Xa mày con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào.,.

(Khánh Hoài)

2. Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:

- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…

Ví dụ:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tô)

- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…

Ví dụ:

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?

(Tố Hữu)

- Tình thái từ cảm thán: thay, sao…

Ví dụ:

Thương thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Nguyễn Du)

- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…

Ví dụ: Trình Đức Cha, điều ấy là cái luật hôn nhân và gia đình ạ.

(Chu Văn)

3. Sử dụng tình thái từ

- Các sắc thái tình cảm, sắc thái ý nghĩa của tình thái từ khá tế nhị, tinh tế. Vì vậy, khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp vối hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…).

Bài giảng Ngữ văn 8 Tình thái từ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chiếc lá cuối cùng

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Hai cây phong

1 1,070 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: