Soạn bài Ngắm trăng hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ngắm trăng để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 963 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ngắm trăng - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ngắm trăng ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Nhận xét về các câu thơ dịch:

+ Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch thành: “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

+ Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù.

- Sở dĩ Bác nói tới “Trong tù không rượu cũng không hoa” vì bác đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt. Người ta thông thường chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thành thơi vui vẻ.

- Tâm trạng của Bác vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên. Say sưa ngắm cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng.

Câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), thế nhưng giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau.

- Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

Qua bài thơ ta thấy hình ảnh Bác hiện ra thật đẹp đẽ. Trong hoàn cảnh khó khăn, gian nan, cái chết đang chờ sẵn vậy mà Bác vẫn lạc quan say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp. Thể hiện phong thái ung dung, tự do của người chiến sĩ cách mạng.

Câu 5 (trang 38 SGK Ngữ văn 8, Tập 2)

- Một số bài thơ nói về trăng của Bác

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vi lo nỗi nước nhà

à Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, cụ thể vào năm 1947.

- Cuộc ngắm trăng ở bài thơ “Vọng Nguyệt” là ở trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là ở trong tù.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ngắm trăng:

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

Soạn bài Ngắm trăng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác:

- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học:

- Văn chính luận:

+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

- Truyện và kí:

+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền bắt giữ rồi bị giải tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết tác phẩm Nhật kí trong tù.

- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác.

2. Bố cục

- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Soạn bài Ngắm trăng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

- Ngôn ngữ lãng mạn.

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

Bài giảng Ngữ văn 8 Ngắm trăng

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Đi đường (Tẩu lộ)  

Câu cảm thán  

Câu trần thuật 

Viết bài tập làm văn số 5

Thiên đô chiếu

1 963 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: