Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,168 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ngắn gọn:

I. Dấu ngoặc đơn

Câu hỏi (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Tác dụng:

a. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích.

b. Đánh dấu phần thuyết minh.

c. Đánh dấu phần bổ sung thêm: thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.

- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.

II. Dấu hai chấm

Câu hỏi (trang 135 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Dấu hai chấm dùng để:

a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

c, Đánh dấu (báo trước) phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.

b. Đánh dấu phần thuyết minh giúp người đọc hiểu rõ trong 2900m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

c. Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.

- Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý : Họ thách nặng quá ở phí trước.

b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý vì sao tiếng Việt đẹp.

- Có thể bỏ dấu hai chấm nhưng nghĩa của phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi. Nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng đi kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này được đặt sau dấu hai chấm.

Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Viết như vậy là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.

- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu - phần chú thích có thể là bộ phận của câu nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu.

Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số đang là vấn đề cấp bách hiện nay ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để giảm thiểu sự gia tăng dân số trước hết phải thay đổi nhận thức của người dân bằng việc tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, làm sao để họ nhận thấy rằng: Dân số tăng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội vì nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế (ít học, lạc hậu, quan niệm sinh con nối dõi còn nặng nề trong nhận thức của người dân)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 

I. Dấu ngoặc đơn

– Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Ví dụ:

+ Tiếng trống của phía (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ. (Tô Hoài)

+ Platon (427 – 347 trước CN) là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu lỗi lạc của chủ nghĩa duy tâm. (Nguyễn Hữu Vui)

– Cấu tạo của phần chú thích này có thể là:

+ Một từ

Ví dụ: Gan chi gan rứa mệ (mẹ) nờ: (Tố Hữu)

+ Một ngữ

Ví dụ: Ban đúng là thứ cây (và thứ hoa) đặc thù của Tây Bắc.

+ Một câu hay nhiều câu.

Ví dụ: Đêm hôm ấy trời mưa to (trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô).

Vị trí của phần chú thích: Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đi sau bộ phận được chú thích. Vì vậy, dấu ngoặc đơn đặt ở vị trí nào trong câu là tuỳ thuộc vào vị trí của phần được chú thích.

II. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm được dùng để:

– Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

– Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lòi đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ:

+ Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ. (Hồ Chí Minh)

+ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

  Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (Nam Cao)

Bài giảng Ngữ văn 8 Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1)

Dấu ngoặc kép

Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh

1 1,168 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: