Soạn bài Ôn tập phần làm văn hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần làm văn Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập phần làm văn để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 681 17/02/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần làm văn- Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ôn tập phần làm văn ngắn gọn

Câu 1 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Văn bản cần phải có tính thống nhất nhằm thể hiện rõ chủ đề của văn bản, trách xa rời, lệch lạc chủ đề.

- Tính thống nhất thể hiện trên:

+ Nhan đề

+ Quan hệ giữa các phần trong văn bản

+ Có sự liên kết giữa các câu, các phần một cách mạch lạc

+ Các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại

Câu 2 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Để viết thành một đoạn văn, cần lưu ý:

+ Sách mang đến cho em những hiểu biết mới về thiên nhiên và vạn vật xung quanh. Sách giúp em khám phá những điều mới mẻ, chạm đến những vùng đất em chưa tới, thưởng thức những công trình nghệ thuật em chưa bao giờ được nhìn thấy. Không chỉ vậy, sách còn là người bạn tâm tình, cho em những cảm xúc tuyệt vời khi chạm vào từng con chữ, sách đã làm cho thế giới trí tuệ và tâm hồn em trở nên phong phú biết bao. Có lẽ vì thế mà em rất thích đọc sách.

+ Với tớ, mùa hè thật hấp dẫn, một sức hấp dẫn lạ kỳ. Hè về, những bông phượng thay màu áo mới đỏ rực cả trời hoa, tiếng ve kêu ngân nga theo khúc nhạc chia tay trường lớp. Sau một năm học tập miệt mài, hè là lúc chúng em được thư giãn và vui chơi đúng nghĩa. Em được bố mẹ thưởng những chuyến du lịch vui vẻ, đặc biệt là về quê ngoại. Rồi những ngày thảnh thơi, em lại được đắm chìm vào những cuốn sách yêu thương mà mình mê mẩn, được thư thái học thêm một vài công việc mới như nấu ăn, học đàn piano,.... hấp dẫn biết bao mùa hè yêu dấu.

Câu 3 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

 Cần tóm tắt văn bản tự sự

+ Nhớ những vấn đề quan trọng, các sự kiện chính của văn bản

+ Kể ngắn gọn cho ai đó nghe để họ nắm cốt truyện mà không mất quá nhiều thời gian

+ Giới thiệu tác phẩm văn học khi cần

Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần:

+ Đọc kĩ văn bản, xác định đúng tư tưởng văn bản

+ Xác định các sự kiện chính của văn bản

+ Sắp xếp các sự kiện theo trình tự logic

+ Viết thành văn bản tóm tắt.

Câu 4 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

 Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn, cụ thể và sinh động cho văn bản, nhân vật được khắc họa rõ nét hơn thông qua ngoại hình, ngôn ngữ.

Câu 5 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Cần chú ý:

+ Yếu tố tự sự là chủ yếu, các yếu tố miêu tả hay biểu cảm chỉ hỗ trợ cho câu chuyện

+ Không nên quá lạm dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

Câu 6 -7 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

 

Văn bản thuyết minh

Tính chất

Chính xác, khoa học, khách quan

Tác dụng

Giới thiệu, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất,....của đối tượng

Một số văn bản thuyết minh thường gặp

+ Thuyết minh về danh lam, thắng cảnh

+ Trình bày một món ăn

+ Thuyết minh về lễ hội tết Cổ truyền của dân tộc

.....................................................................................

Điều kiện làm văn bản thuyết minh

+ Xác định đối tượng thuyết minh.

   + Tìm hiểu chính xác về đặc điểm, tính chất của đối

   + Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

   + Tìm bố cục thích hợp.

Phương pháp

   + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   + Phương pháp liệt kê.

   + Phương pháp nêu ví dụ.

   + Phương pháp dùng số liệu

 Câu 8 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bố cục thường gặp:

- Phần mở đầu

Đây là phần giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh...).

- Phần thân bài

Trình bày cấu tạo, phân loại, đặc điểm, vai trò của đối tượng thuyết minh

- Phần kết bài

Khẳng định lại giá trị, vẻ đẹp của đối tượng thuyết minh

Câu 9 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Luận điểm những quan điểm, ý kiến, tư tưởng mà người viết đưa ra trong bài văn nghị luận.

- Tính chất:

+ Chính xác, rõ ràng, có tư tưởng mới mẻ

+ Các luận điểm có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau

Ví dụ: Với đề bài "Vì sao phải đọc sách", có thể đưa ra một số luận điểm như sau:

+ Đọc sách mang lại cho con người nhiều tri thức mới.

+ Đọc sách giúp tâm hồn con người được thanh lọc, trau dồi những tình cảm đẹp đẽ

+ Đọc sách giúp con người thoải mái, giảm căng thẳng và sống tích cực hơn

+ Cần biết chọn sách, biết cách đọc sách phù hợp.

Câu 10 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận giúp bài văn thêm thuyết phục và sinh động hơn.

- Ví dụ: "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn.

+ Yếu tố biểu cảm:căm hờn tội ác của giặc và xót xa trước sự chủ quan, lười biếng của quân sĩ

+ Yếu tố tự sự:câu chuyện gắn bó giữa vị tướng và quân sĩ, những câu chuyện của các người hùng đi trước

+ Yếu tố miêu tả: miêu tả những ngạo mạn của quân thù

Câu 11 (Trang 151 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

 

          Văn bản tường trình

      Văn bản thông báo

Khái niệm

là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Mục đích

Trình bày ý kiến, vấn đề, sự việc

Truyền đạt thông tin

Cách viết

Có lời đề nghị, cam kết của người gửi

Không có cam kết của người gửi

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tôi đi học

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Trong lòng mẹ

Trường từ vựng

1 681 17/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: