Soạn bài Ôn tập về luận điểm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập về luận điểm Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập về luận điểm để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 643 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập về luận điểm - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ôn tập về luận điểm ngắn gọn

I. Khái niệm luận điểm

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

Chọn c

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

a. Các luận điểm có trong bài là :

1

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

2

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta

3

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

4

Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b. Xác định hai luận điểm như trên là không chính xác . Vì các ý đưa không phải là các quan điểm hay ý kiến mà nó chỉ là vấn đề mà thôi.

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận

Câu 1 (Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

a.

- Vấn đề được đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là vấn đề về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.

b.

 Mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt được nếu như vậy vì chỉ một vấn đề ấy thôi không đủ đề làm sáng tỏ việc vì sao "cần phải dời đô đến Đại La".

Câu 2 (Trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

Luận điểm có mối quan hệ với vấn đề cần giải quyết

+ Luận điểm phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề

+ Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

Câu 1 (Trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

Chọn hệ thống luận điểm thứ nhất 

Câu 2 (Trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

+ Luận điểm phải phân biệt nhau rõ ràng và liên kết chặt chẽ với nhau

+ Luận điểm trước là cơ sở để nêu luận điểm sau.

IV. Luyện tập

Câu 1 (Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

+ Cả hai luận điểm đều không chính xác

+ Luận điểm ấy là “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc”

Câu 2 (Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2) 

Các luận điểm đều thích hợp trừ luận điểm “nước ta là nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời”

Có thể sắp xếp các luận điểm:

- Giáo dục luôn luôn là vấn đề quyết định đến mọi mặt của đời sống xã hội

- Giáo dục ý nghĩa lớn đối với nhân cách và trí tuệ con người mang lại sự phát triển trong tương lai của nhân loại

- Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế

- Giáo dục là chìa khóa của tương lai.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập về luận điểm

* Luận điểm là gì?

- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.

* Yêu cầu của luận điểm trong bài văn?

- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng).

- Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

- Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cân có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí : Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Bàn về phép học 

Viết đoạn văn trình bày luận điểm  

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm  

Viết bài tập làm văn số 6 

Thuế máu

1 643 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: