Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập truyện kí Việt Nam để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 830 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam ngắn gọn:

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

PTBĐ

Nội dung

Nghệ thuật

1

 

Tôi đi học

Thanh Tịnh (1911-1988)

Truyện- 1941.

 

Tự sự, xen trữ tình

Những cảm giác trong sáng về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên

Giàu chất thơ, chất trữ tình.

2

Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng. (1918-1982)

Hồi kí- 1938.

 

Tự sự xen trữ tình.

 

Nỗi đau và tình yêu thương vô bờ của bé Hồng đối với mẹ.

Giầu chất trữ tình, giàu cảm xúc.

Tả tâm trạng

3

Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố- (1893- 1954)

Hồi kí- 1938.

 

Tự sự

 

Phê phán chế độ tàn ác bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.

Khắc hoạ nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.

 

4

Lão Hạc

Nam Cao (1915- 1951)

Truyện ngắn- 1943

Tự sự xen trữ tình.

Số phận bi thảm của người nông dân nghèo khổ, ca ngợi nhân phẩm cao đẹp

Khắc hoạ nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.

Khắc hoạ tâm lí, kể chuyện tự nhiên, linh hoạt.

 

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Giống:

+ Phương thức tự sự xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. Sáng tác giai đoạn 1930-1945.

+ Lấy đề tài về cuộc sống, con người đương thời.

+ Mang tinh thần nhân đạo, lên án xã hội.

- Khác:

+ Trong lòng mẹ thể loại hồi kí viết về trẻ thơ và tình mẫu tử.

+ Tức nước vỡ bờ thể loại tiểu thuyết viết về người phụ nữ nông dân.

+ Lão Hạc thể loại truyện ngắn viết về người nông dân và cái lương thiện.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Văn bản (2): nhân vật bé Hồng

+ Cậu bé tội nghiệp, đáng thương.

+ Suy nghĩ sâu sắc, lớn hơn tuổi.

+ Có tình yêu mẹ vô bờ bến.

- Văn bản (3): nhân vật chị Dậu

+ Giàu đức hi sinh, tình yêu thương.

+ Tiềm tàng sức mạnh, sức phản kháng mãnh liệt.

- Văn bản (4): lão Hạc

+ Giàu tình yêu thương (cho con trai và cho cậu Vàng).

+ Phẩm chất cao quý, chết để giữ gìn sự trong sạch của đời người.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam:

I. Khái niệm truyện kí:

- Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.

+ Truyện: truyện ngắn, tiểu thuyết.

+ Kí: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.

II. Truyện kí hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX - 1945.

- Đề tài phong phú, chú trọng nhiều đến đời sống của người dân lao động nghèo.

- Mang bản sắc riêng, phong cách riêng của từng tác giả. Thể hiện cái “tôi” cá nhân.

- Đậm chất nhân văn.

- Là bức tranh hiện thực xã hội.

- Lối viết chân thực, gần gũi, dễ hiểu.

III. Sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại:

a. Giống nhau:

 - Đều là văn bản tự sự được xếp vào truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.

- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị vùi dập cực khổ.

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.

- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.

b. Khác nhau: Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Nói giảm nói tránh

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu ghép

Trả bài tập làm văn số 2

1 830 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: