Soạn bài Đi bộ ngao du hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đi bộ ngao du Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đi bộ ngao du để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 923 17/02/2022
Tải về


Soạn bài Đi bộ ngao du - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Đi bộ ngao du ngắn gọn

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai

- Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.

- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính trên rất hợp lí vì nó phù hợp với chính suy nghĩ, cuộc đời, quan điểm của Ru-xô.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

Thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.

+ Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận riêng của bản thân mình khiến cho bài văn tăng thêm sự chân thành và thuyết phục.

+ Xưng “tôi” mỗi khi kể chuyện về Ê-min.

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2)

Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô

+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.

+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên

+ Ông biết cân bằng, coi trọng cả vật chất và đời sống tinh thần.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đi bộ ngao du

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau

- Quê quán: Nhà văn người Pháp

- Thuở nhỏ cơ cực, ông từng làm nhiều nghề kiếm sống và sau này trở thành nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp

Soạn bài Đi bộ ngao du hay, ngắn gọn  (ảnh 1)

2. Sự nghiệp

- Quan điểm triết học của Ru-xô rất tiến bộ: đề cao con người tự nhiên, chống lại con người xã hội, đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tự do, lên án xã hội đương thời đã chà đạp, nô dịch và làm tha hóa con người.

- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ.

2. Bố cục

3 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến “....bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

- Phần 2 (Tiếp đến “...không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du - Trau dồi vốn tri thức.

- Phần 3 (Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe và tinh thần của con người.

3. Tóm tắt

Văn bản "Đi bộ ngao du" trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762). Tác phẩm bàn về chuyện giáo dục một em bé - ông đặt cho cái tên là E-min - từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn. Đoạn trích nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. “Đi bộ ngao du” đem lại hoàn toàn sự tự do, trau dồi vốn tri thức, có lợi cho sức khỏe và tinh thần qua đó còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Soạn bài Đi bộ ngao du hay, ngắn gọn  (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung

Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

5. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Hội thoại (tiếp theo)  

Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Lựa chọn trật tự từ trong câu 

Trả bài tập làm văn số 6 

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

1 923 17/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: