Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Câu ghép (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,449 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngắn gọn:

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Quan hệ nhân quả.

- Các vế được nối với nhau bằng từ nối “bởi vì”.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Một số quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu :

- Quan hệ đồng thời. VD: Trời càng mưa to, đường càng lầy lội.

- Quan hệ điều kiện – kết quả. VD: Nếu chiếc áo không vừa thì tôi sẽ đem trả.

- Quan hệ tương phản. VD: Tuy món quà rất đẹp nhưng em không thích nó.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, Quan hệ nguyên nhân: vế 1 và 2; vế 2, 3: quan hệ giải thích.

b, Quan hệ điều kiện giả thiết - kết quả.

c, Quan hệ tăng tiến.

d, Quan hệ tương phản.

e, Đoạn này có hai câu ghép.

- Câu đầu dùng quan hệ từ “rồi → thời gian nối tiếp;  câu sau không có quan hệ từ nhưng ngầm hiểu vì yếu nên bị lẳng ra thềm (nguyên nhân - kết quả.)

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a) Đoạn 1 có 4 câu ghép:

- Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm...

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm âm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2: có hai câu:

- Buổi sớm, mặt trời/...cột buồm, sương/ tan,  trời/ mới quang.

- Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt... sương/ ..xuống mặt biển.

b)

Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện - kết quả .

Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

c) Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu thành từng câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận.

- Xét về giá trị biểu cảm: tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Quan hệ điều kiện → không nên tách mỗi vế thành một câu đơn.

b. Trong các câu còn lại nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Nhưng cách viết của Ngô Tất Tố lại gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu, cho nên tách thành câu đơn sẽ không phù hợp với dụng ý của nhà văn. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Câu ghép (tiếp theo) :

Các vế của câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Các kiểu quan hệ ý nghĩa cũng khá phong phú. Những kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp là:

– Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Ví dụ:

Vì điện hỏng nên buổi biểu diễn văn nghệ phải hoãn.

– Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả.

Ví dụ:

Nếu em học giỏi thì bố mẹ em sẽ rất vui lòng.

– Quan hệ tương phản.

Ví dụ:

Đêm đã khuya nhưng bạn Lan vẫn còn ngồi học.

– Quan hệ tăng tiến.

Ví dụ:

Hồng chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu.

– Quan hệ lựa chọn.

Ví dụ:

Mẹ ơi, chị Thu đi chợ hay con đi chợ ạ?

– Quan hệ bổ sung.

Ví dụ:

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quỷ và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

– Quan hệ tiếp nối.

Ví dụ:

Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh.

– Quan hệ đồng thời.

Ví dụ:

Mặt trời mọc và sương tan dần.

– Quan hệ giải thích.

Ví dụ:

Nam không đi học bởi vì mẹ bạn ấy ốm.

Bài giảng Ngữ văn 8 Câu ghép (tiếp theo)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Phương pháp thuyết minh

Bài toán dân số

Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Chương trình địa phương (phần Văn - Kì 1)

1 1,449 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: