Soạn bài Chiếc lá cuối cùng hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn 8
A. Soạn bài “Chiếc lá cuối cùng” ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi:
+ Cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân ⟶ vội vã tới thăm và lo lắng cho Giôn-xi
+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió⟶ Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình.
- Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.
- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi:
+ Nó giống như thât.
+ Nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh.
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.
+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn-xi ngạc nhiên.
+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm.
→ Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ kém sức hấp dẫn, vì người đọc sẽ không thể thấy hết được tấm lòng, sự chăm sóc, yêu thương của Xiu dành cho Giôn-xi.
Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Nguyên nhân dẫn đến sự hồi sinh của Giôn-xi: đến chiếc lá bé nhỏ còn có sức sống phi thường như vậy nên cô nhận ra mình từ bỏ sự sống là tội lỗi lớn.
- Tác giả kết thúc truyện như vậy nhằm tạo ra một cái kết mở, gợi nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.
Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Hai sự kiện bất ngờ, đối lập:
+ Giôn-xi bị bệnh, tiến đến cái chết nhưng không chết
+ Cụ Bơ-men khỏe mạnh nhưng lại chết
- Tác dụng:
+ Tạo nên sự hấp dẫn, bất ngờ cho thiên truyện.
+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh, sự sống cho con người.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Chiếc lá cuối cùng” :
I. Tác giả
a. Cuộc đời
- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter.
- Quê quán: là nhà văn người Mĩ.
- Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…
- Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
b. Sự nghiệp văn học
- Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.
- Tác phẩm tiêu biểu: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện
2. Thể loại: Truyện ngắn
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu
- Phần 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi.
- Phần 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi.
4. Tóm tắt:
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Cô tuyệt vọng nhìn chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ và nghĩ khi nào chiếc lá đó rụng thì mình cũng lìa đời. Nhưng sau đêm mưa lớn, chiếc lá vẫn còn đó, Giôn-xi thoát ra ý nghĩ về cái chết và qua nguy hiểm. Trong khi đó, cụ Bơ-men, một họa sĩ già thuê phòng tầng dưới đã chết vì ốm nặng sau đêm mưa lớn. Thì ra chính cụ đã mặc mưa gió vẽ nên chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ tạo hi vọng cho Giôn-xi.
5. Giá trị nội dung:
- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.
Bài giảng Ngữ văn 8 Chiếc lá cuối cùng
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8