Chuyên đề Góc với đường tròn mới nhất - Toán 9

Với Chuyên đề Toán 9 Chương 3: Góc với đường tròn mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Toán lớp 9 giúp bạn học tốt môn Toán hơn.

1 741 27/08/2022


Mục lục Chuyên đề Toán 9 Chương 3: Góc với đường tròn

Chuyên đề Góc ở tâm. Số đo cung

Xem chi tiết

Chuyên đề Liên hệ giữa cung và dây

Xem chi tiết

Chuyên đề Góc nội tiếp

Xem chi tiết

Chuyên đề Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Xem chi tiết

Chuyên đề Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

Xem chi tiết

Chuyên đề Cung chứa góc

Xem chi tiết

Chuyên đề Tứ giác nội tiếp

Xem chi tiết

Chuyên đề Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp

Xem chi tiết

Chuyên đề Độ dài đường tròn, cung tròn

Xem chi tiết

Chuyên đề Diện tích hình tròn, hình quạt tròn

Xem chi tiết

Chuyên đề Ôn tập chương III

Xem chi tiết

Xem thêm các bài Chuyên đề Toán lớp 9 hay, chi tiết khác:

Chương 4: Hình Trụ - Hình Nón - Hình Cầu

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2: Hàm số bậc nhất

Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2: Đường tròn

--------------------------------------------------------

Chuyên đề Góc ở tâm. Số đo cung - Toán 9

A. Lý thuyết

1. Góc ở tâm

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

• Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm, do đó chia đường tròn thành hai cung.

+ Cung nhỏ: cung nằm bên trong góc (với góc α (0 < α < 180°)).

+ Cung lớn: Cung nằm bên ngoài góc.

• Cung AB được kí hiệu là AB. Để phân biệt hai cung có chung các mút là A và B như hình vẽ (0 < α < 180°), ta kí hiệu: AmB, AnB

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

    Trong đó: AnB là cung nhỏ, AmB là cung lớn.

    Với α = 180° thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

• Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.

Khi đó, AnB là cung bị chắn bởi góc AOB hay góc AOB chắn cung nhỏ AnB.

2. Số đo cung

• Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

• Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360° và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

• Số đo của nửa đường tròn bằng 180°.

Số đo của cung AB được kí hiệu là sđ AB.

Ví dụ 1. Cho góc α = 80° là góc ở tâm O như hình vẽ. Tính số đo cung lớn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lời giải:

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

- Chú ý:

+ Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180°.

+ Cung lớn có số đo lớn hơn 180°.

+ Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo là 0° và cung cả đường tròn có số đo là 360°.

1 741 27/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: