Chuyên đề Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (2022) - Toán 9
Với Chuyên đề Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (2022) - Toán 9 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Toán 9 giúp các bạn học tốt môn Toán hơn.
Chuyên đề Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b - Toán 9
A. Lý thuyết
1. Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
a. Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) với trục Ox
Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox và M là một điểm thuộc đường thẳng và có tung độ dương.
Khi đó, là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox.
Ví dụ 1. Cho hàm số y = x + 3. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox.
Lời giải:
Vẽ đồ thị hàm số y = x + 3
+ Cho x = 0 thì y = 3 ta được điểm A (0; 3).
+ Cho y = 0 thì x = −3 ta được điểm B (−3; 0).
Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 3); B(−3; 0).
Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 3 với trục Ox là α, ta có .
Xét tam giác vuông OAB, ta có (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 3)
Khi đó số đo góc α là α = 45°.
Vậy góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là 45°.
2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
− Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.
Khi a > 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 90°.
Khi a < 0 góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 180°.
Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào a.
Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
Chú ý. Khi b = 0, ta có hàm số y = ax. Trong trường hợp này, ta có thể nói a là hệ số góc của đường thẳng y = ax.
Ví dụ 2. Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.
Lời giải:
Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0.
(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1.
Vậy a = 1, b = 0.
B. Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0) . Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. -a
B. a
C. 1/a
D. b
Đường thẳng d: y = ax + b (a ≠ 0) có a là hệ số góc.
Chọn đáp án B.
A. α = -tanα
B. α = (180° - α)
C. α = tanα
D. α = -tan(180° - α)
Cho đường thẳng d có phương trình y = ax + b (a ≠ 0)
Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d . Ta có: α = tanα
Chọn đáp án C.
Câu 3: Cho đường thẳng d: y = 2x + 1. Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. -2
B. 1/2
C. 1
D. 2
Đường thẳng d: y = 2x + 1 có hệ số góc là a = 2
Chọn đáp án D.
Câu 4: Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x - 5 đi qua điểm có A(-1; 2). Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. 1
B. 11
C. -7
D. 7
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được
(m + 2).(-1) - 5 = 2 ⇔ -m - 2 = 7 ⇔ m = -9
Suy ra d: y = -7x - 5
Hệ số góc của đường thẳng d là k = -7
Chọn đáp án C.
Câu 5: Tính hệ số góc của đường thẳng d: y = (2m - 4)x + 5 biết nó song song với đường thẳng d': 2x - y - 3 = 0.
A. 1
B. -2
C. 3
D. 2
Ta có hai đường thẳng d: y = (2m - 4)x + 5 và d': 2x - y - 3 = 0 hay d': y = 2x - 3
Mà d // d' ⇒ 2m - 4 = 2 (1)
Mặt khác, d có hệ số góc là 2m – 4 và d’ có hệ số góc là 2 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ hệ số góc của d là 2
Chọn đáp án D.
Câu 6: Cho hàm số bậc nhất y = (2m + 1)x + m – 2. Tìm m biết rằng góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox bằng 45°.
A. m = 0
B. m = 1
C. m = -1
D. m = 2
Vì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nên 2m + 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ (-1)/2 .
Gọi góc α là góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox . Theo giả thiết α = 45°. Ta có:
tanα = a ⇒ tan45° = 2m + 1
⇔ 1 = 2m + 1 ⇔ 0 = 2m ⇔ m = 0
Chọn đáp án A.
Câu 7: Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 - m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?
A. m = 0
B. m = 1
C. m = -1
D. m = 2
Vì hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau nên a = a’
Hay 2 = 3 – m nên m = 1
Chọn đáp án B.
Câu 8: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 và y = - 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng :
A. 90° < β < α
B. 90° < α < β
C. α < β < 90°
D. β < α < 90°
Hai đường thẳng đã cho có hệ số góc lần lượt là – 2 < 0 và -5 < 0
Góc tạo bởi hai đường thẳng đã cho với trục Ox là góc tù.
Lai có: -5 < -2 nên β < α
Vậy 90° < β < α
Chọn đáp án A.
Câu 9: Đường thẳng y = (a - 1)x + 6 tạo với trục hoành một góc tù. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. a > 0
B. a < 0
C. a < 1
D. a > 1
Để đường thẳng đã cho tạo với trục hoành một góc tù thì :
a - 1 < 0 ⇔ a < 1
Chọn đáp án C.
Câu 10: Cho đồ thị hàm số y = (100 – 2m)x + 30. Biết rằng đường thẳng trên tạo với trục Ox một góc nhọn. Tìm m?
A. m < 50
B. m = 50
C. m > 50
D. m < - 50
Vì đường thẳng trên tạo với trục Ox một góc nhọn nên:
100 – 2m > 0 ⇔ -2m > -100 ⇔ m < 50
Chọn đáp án A.
II. Bài tập tự luận có lời giải
Câu 1: Cho hàm số y = x + 2. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox (làm tròn đến phút).
Lời giải:
Vẽ đồ thị hàm số y = x + 2
Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 2); B(-2; 0).
Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là α, ta có = α Xét tam giác vuông OAB , ta có (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 2)
Khi đó số đo góc α là α = 45
Câu 2: Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.
Lời giải:
Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0
(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1
Vậy a = 1, b = 0.
Câu 3: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm M(1; 2) và có hệ số góc là 3.
Lời giải:
Phương trình đường thẳng có hệ số góc 3 (tức là a = 3) có phương trình dạng:
y = 3x + b.
Vì phương trình này đi qua điểm M(1; 2) nên có:
2 = 3.1 + b
b = 2 − 3
b = −1.
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: y = 3x – 1.
Câu 4:
a) Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm A(2; 1).
b) Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1; −2).
Lời giải
Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng y = ax + b.
a) Vì đường thẳng y = ax đi qua điểm A(2; 1) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Ta có: 1 = a . 2 a = .
Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm A(2; 1) là a = .
b) Vì đường thẳng y = ax đi qua điểm B(1; −2) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Ta có: − 2 = a . 1 a = − 2.
Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1; − 2) là a = − 2.
Câu 5: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(4; 0) và B(0; 3). Khi đó, hãy tính:
a) Vẽ đồ thị hàm số (d) vừa tìm được và tính góc α tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox.
b) Khoảng cách từ gốc tọa độ O đến đường thẳng (d).
c) Tính diện tích tam giác OAB.
Lời giải:
a) Vì (d) đi qua A(4; 0) nên tọa độ A phải thỏa mãn phương trình:
y = ax + b
4a + b = 0 (1)
Tương tự (d) đi qua B(0; 3) nên tọa độ B phải thỏa mãn phương trình:
y = ax + b
3 = a . 0 + b
b = 3.
Thay b = 3 vào (1) ta được a = .
Do đó đồ thị hàm số tìm là: .
* Vẽ đồ thị hàm số
+ Cho x = 0 thì y = 3 ta được điểm A(4; 0).
+ Cho y = 0 thì x = 4 ta được điểm B(0; 3).
Do đó, đồi thị hàm số đi qua 2 điểm A(4; 0) và B(0; 3).
Ta có đồ thị như sau:
− Xét tam giác AOB vuông tại O, ta có:
Vây góc tạo bởi (d) và trục hoành Ox (tức đường thẳng y = 0) là α = 143o8'.
b) Vẽ OH ⊥ AB.
Tam giác OAB là tam giác vuông tại O, ta có OH ⊥ AB nên:
.
Vậy khoảng cách từ gốc tọa độ O tới đường thẳng (d) là 2,4 (đvđd).
c) Vì tam giác OAB là tam giác vuông tại O nên ta có:
.
Vậy diện tích tam giác OAB là 6 (đvdt).
Câu 6: Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3
a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).
b) Vẽ đồ thị của hàm số.
Lời giải:
Hàm số y = ax + 3 là hàm số bậc nhất nên a ≠ 0
a) Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6) nên:
b) Vẽ đồ thị:
- Cho x = 0 thì y = 3 ta được B(0; 3).
Nối A, B ta được đồ thị hàm số
Câu 7: Cho hàm số y = -2x + 3
a) Vẽ đồ thị của hàm số
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút)
Lời giải:
a) Vẽ đồ thị hàm số:
- Cho x = 0 thì y = 3 ta được A(0; 3)
b) Gọi góc hợp bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox là α
Câu 8: Cho hàm số y = x + 2. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox (làm tròn đến phút).
Lời giải:
Vẽ đồ thị hàm số y = x + 2
Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 2); B(-2; 0).
Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là α, ta có = α Xét tam giác vuông OAB , ta có (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 2)
Khi đó số đo góc α là α = 450
Câu 9: Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.
Lời giải:
Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0
(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1
Vậy a = 1, b = 0.
Câu 10:
Tim m để đường thẳng 2mx + 3y = 4 (m ≠ 0) (d) và (3m – 1)x + 2y = 5 (m ≠ 0) (d’) có cùng hệ số góc.
Lời giải:
Ta có : Phương trình đường thẳng (d) :
Phương trình đường thẳng (d’) :
Hai đường thẳng (d) và (d’) có cùng hệ số góc khi và chỉ khi:
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho các điểm và nằm trên đường thẳng có hệ số góc là . Tìm giá trị của m
Câu 2: Chứng minh rằng nếu một đường thẳng đi qua điểm A(x1; y1) và có hệ số góc bằng a thì đường thẳng đó có phương trình là y - y1 = a(x - x1)
Câu 3: Đường thẳng y = x – 2m + 3 đi qua điểm A (−2; 4) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
Câu 4: Cho đường thẳng d: y = mx +. Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng d biết d đi qua điểm A (3; 0)
Câu 5: Viết phương trình đường thẳng d biết d đi qua B (−1; 1) và tạo với trục Ox một góc bằng 450
Câu 6: Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y = 2 (theo chiều dương) một góc bằng 1350 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.
Câu 7: Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua điểm A(1;1) và điểm B(−1;2)
Câu 8: Cho đường thẳng d: y = (2m – 1)x +2. Tính tan với là góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng d biết d đi qua điểm A (1; 2)
Câu 9: Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x – 5 có hệ số góc là k = −4. Tìm m
Câu 10: Cho đường thẳng có hệ số góc là k = −2. Tìm m
Xem thêm các bài Chuyên đề Toán lớp 9 hay, chi tiết khác:
Chuyên đề Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Chuyên đề Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Chuyên đề Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Chuyên đề Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9