Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8
Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp.
Lý thuyết Toán 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp
Bài giảng Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp
A. Lý thuyết
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Khi thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử các biểu thức phức tạp ta thường sử dụng phối hợp cả ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử cơ bản: phương pháp nhân tử chung, phương pháp hằng đẳng thức, phương pháp nhóm hạng tử.
Chú ý: Nếu các hạng tử của đa thức có nhân tử chung thì ta nên sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung trước để đa thức trở lên đơn giản hơn rồi mới tiếp tục phân tích đến kết quả cuối cùng.
Ví dụ: Phân tích đa thức x3y + 6x2y2 + 9xy thành nhân tử.
Lời giải:
x3y + 6x2y2 + 9xy
= xy(x2 + 6xy + 9)
= xy(x2 + 2.xy.3 + 32)
= xy(x + 3)2
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) 3x – 2y + 9x2 – 4y2;
b) 8x3 + 12x2 + 6x + 1 – y3;
c) a2 + 2a + 3 + 3(a + 1).
Lời giải:
a) 3x – 2y + 9x2 – 4y2
= 3x – 2y + (3x – 2y)(3x + 2y)
= (3x – 2y)(1 + 3x + 2y)
b) 8x3 + 12x2 + 6x + 1 – y3
= (2x + 1)3 – y3
= (2x + 1 – y )[(2x + 1)2 + (2x + 1)y + y2]
= (2x + 1 – y )(4x2 + 4x + 1 + 2xy + y + y2)
c) a2 + 2a + 3 + 3(a + 1)
= a2 + 2a + 3 + 3a + 3
= (a2 + 2a) + (3a + 6)
= a(a + 2) + 3(a + 2)
= (a + 3)(a + 2)
Bài 2: Tìm x, biết:
(2x + 1)2 – 6x(x – 2) = (x + 3)2.
Lời giải:
(2x + 1)2 – 6x(x – 2) = (x + 3)2
(2x + 1)2 – (x + 3)2 – 6x(x – 2) = 0
[(2x + 1) – (x + 3)][(2x + 1) + (x + 3)] – 6x(x – 2) = 0
(x – 2)(3x + 4) – 6x(x – 2) = 0
(x – 2)[(3x + 4) – 6x] = 0
(x – 2)(4 – 3x) = 0
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
a) A = xy(x5 – y3) – x2y(x4 – y3) tại x = 1.
b) B = m4 + 4 khi m2 – 2m + 2 = 0
Lời giải:
a) A = xy(x5 – y3) – x2y(x4 – y3) tại x = 1.
A = x6y – xy4 – x6y + x2y4
A = – xy4 + x2y4
A = xy4 (x – 1)
Thay x = 1 vào A ta được: A = xy4 .0 = 0
b) B = m4 + 4
B = m4 + 4m2 – 4m2 + 4
B = (m4 + 4m2 + 4) – 4m2
B = (m2 + 2)2 – (2m)2
B = (m2 + 2 – 2m)(m2 + 2 + 2m)
Thay m2 – 2m + 2 = 0 vào B, ta được: B = 0.(m2 + 2 + 2m) = 0
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
Bài 1: Phân tích đa thức x2 – 6x + 8 thành nhân tử ta được
A. (x – 4)(x – 2)
B. (x – 4)(x + 2)
C. (x + 4)(x – 2)
D. (x – 4)(2 – x)
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
x2 – 6x + 8
= x2 – 4x – 2x + 8
= x(x – 4) – 2(x – 4)
= (x – 4)(x – 2)
Bài 2: Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn 2(x + 3) – x2 – 3x = 0
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Đáp án: B
Giải thích:
Bài 3: Giá trị của biểu thức
A = x2 – 4y2 + 4x + 4
tại x = 62, y = -18 là
A. 2800
B. 1400
C. -2800
D. -1400
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có
A = x2 – 4y2 + 4x + 4
= (x2 + 4x + 4) – 4y2
= (x + 2)2 – (2y)2
= (x + 2 – 2y)(x + 2 + 2y)
Thay x = 62; y = -18 ta được
A = (62 + 2 – 2.(-18))(62 + 2 + 2.(-18))
= 100.28 = 2800
Bài 4: Gọi x0 là giá trị thỏa mãn
x4 – 4x3 + 8x2 – 16x + 16 = 0. Chọn câu đúng
A. x0 > 2
B. x0 < 3
C. x0 < 1
D. x0 > 4
Đáp án: B
Giải thích:
Bài 5: Giá trị của biểu thức
B = x3 + x2y – xy2 – y3 tại x = 3,25 ; y = 6,75 là
A. 350
B. -350
C. 35
D. -35
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
B = x3 + x2y – xy2 – y3
= x2(x + y) – y2(x + y)
= (x2 – y2)(x + y)
= (x – y)(x + y)(x + y)
= (x – y)(x + y)2
Thay x = 3,25 ; y = 6,75 ta được
B = (3,25 – 6,75)(3,25 + 6,75)2
= -3,5.102 = -350
Bài 6: Phân tích đa thức x2 – 7x + 10 thành nhân tử ta được
A. (x – 5)(x + 2)
B. (x – 5)(x - 2)
C. (x + 5)(x + 2)
D. (x – 5)(2 – x)
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
x2 – 7x + 10
= x2 – 2x – 5x + 10
= x(x – 2) – 5(x – 2)
= (x – 5)(x – 2)
Bài 7: Cho biểu thức C = xyz – (xy + yz + zx) + x + y + z – 1.
Phân tích C thành nhân tử và tính giá trị của C khi x = 9; y = 10; z = 101.
A. C = (z – 1)(xy – y – x + 1); C = 720
B. C = (z – 1)(y – 1)(x + 1); C = 7200
C. C = (z – 1)(y – 1)(x – 1); C = 7200
D. C = (z + 1)(y – 1)(x – 1); C = 7200
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có
C = xyz – (xy + yz + zx) + x + y + z – 1
= (xyz – xy) – (yz – y) – (zx – x) + (z – 1)
= xy(z – 1) – y(z – 1) – x(z – 1) + (z – 1)
= (z – 1)(xy – y – x + 1)
= (z – 1).[y(x – 1) – (x – 1)]
= (z – 1)(y – 1)(x – 1)
Với x = 9; y = 10; z = 101 ta có
C = (101 – 1)(10 – 1)(9 – 1)
= 100.9.8 = 7200
Bài 8: Gọi x0 < 0 là giá trị thỏa mãn
x4 + 2x3 – 8x – 16 = 0. Chọn câu đúng
A. -3 < x0 < -1
B. x0 < -3
C. x0 > -1
D. x0 = -3
Đáp án: A
Giải thích:
Bài 9: Cho (x2 + x)2 + 4x2 + 4x – 12 = (x2 + x – 2)(x2 + x + …).
Điền vào dấu … số hạng thích hợp
A. -3
B. 3
C. -6
D. 6
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có
(x2 + x)2 + 4x2 + 4x – 12
= (x2 + x)2 + 4(x2 + x) – 12
Đặt t = x2 + x ta được
t2 + 4t – 12 = t2 + 6t – 2t – 12
= t(t + 6) – 2(t + 6)
= (t – 2)(t + 6)
= (x2 + x – 2)(x2 + x + 6)
Vậy số cần điền là 6.
Bài 10: Đa thức 25 – a2 + 2ab – b2 được phân tích thành
A. (5 + a – b)(5 – a – b)
B. (5 + a + b)(5 – a – b)
C. (5 + a + b)(5 – a + b)
D. (5 + a – b)(5 – a + b)
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có
25 – a2 + 2ab – b2
= 25 – (a2 – 2ab + b2)
= 52 – (a – b)2
= (5 + a – b)(5 – a + b)
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử
Lý thuyết Chia đơn thức cho đơn thức
Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8