Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) (năm 2023 + Bài Tập) – Toán 8

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo).

1 3,413 25/02/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)

Bài giảng Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)

A. Lý thuyết

1. Lập phương của một tổng

Lập phương của một tổng bằng lập phương số thứ nhất cộng ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng ba lần tích của số thứ nhất nhân bình phương số thứ hai cộng lập phương số thứ hai.

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3.

Ví dụ 1:

x3+13=x33+3x32.1+3.x3.12+13=x327+x23+x+1

(2m + n)3 = (2m)3 + 3.(2m)2.n + 3.2m.n2 + n3

= 8m3 + 12m2n + 6mn2 + n3.

2. Lập phương của một hiệu

Lập phương của một hiệu bằng lập phương số thứ nhất trừ ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng ba lần tích của số thứ nhất nhân bình phương số thứ hai trừ lập phương số thứ hai.

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A – B)3 = A3 – 3A2B + 3 AB2 – B3

Ví dụ 2:

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

(x2 – y)3 = (x2)3 – 3.(x2)2.y + 3.x2.y2 – y3 = x6 – 3x4y + 3x2y2 – y3.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Khai triển các hằng đẳng thức sau:

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Lời giải:

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

b) (x2 + 1)3 = (x2)3 + 3.(x2)2.1 + 3.x2.12 + 13 = x6 + 3x4 + 3x2 + 1

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Bài 2: Tính giá trị biểu thức.

a) P = x3 – 3x2 + 3x – 1 tại x = 1001.

b) Q = 27x3y6 – 54x2y4z + 36xy2z2 – 8z3 tại x = 4; y = 5; z = 150.

c) R = y3 + 3y2(1 – y) + 3y(1 – y)2 + (1 – y)3  tại y = 1000.

Lời giải:

a) P = x3 – 3x2 + 3x – 1

P = (x – 1)3

Thay x = 1001 vào P, ta được: P = (1001 – 1)3 = 10003 = 1 000 000 000.

b) Q = 27x3y6 – 54x2y4z + 36xy2z2 – 8z3

Q = (3xy2)3 – 3.(3xy2)2.2z + 3.3xy2.(2z)2 – (2z)3

Q = (3xy2 – 2z)3

Thay x = 4; y = 5; z = 150 vào Q, ta được: Q = (3.4.52 – 2.150)3 = 0.

c) R = y3 + 3y2(1 – y) + 3y(1 – y)2 + (1 – y)3  

R = (y + 1 – y)3

R = 13

R = 1.

Vậy R = 1.

Bài 3: Tính nhanh

a) A = 1023 – 6.1022 + 12.102 – 8;

b) B = 473 + 9.472 + 27.47 + 27.

Lời giải:

a) A = 1023 – 6.1022 + 12.102 – 8

A = 1023 – 3.1022.2 + 3.102.22 – 23

A = (102 – 2)3

A = 1003

A= 1 000 000

b) B = 473 + 9.472 + 27.47 + 27

B = 473 + 3.472.3+ 3.47.32 + 33

B = (47 + 3)3

B = 503

B = 125 000

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)

Bài 1: Chọn câu đúng.

A. (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3         

B. (A - B)3 = A3 - 3A2B - 3AB2 - B3

C. (A + B)3 = A3 + B3                                    

D. (A - B)3 = A3 - B3

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

nên phương án C sai, A đúng.

(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3

nên phương án B sai, D sai.

Bài 2: Chọn câu đúng. (x – 2y)3 bằng

A. x3 – 3xy + 3x2y + y3                                  

B. x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3

C. x3 – 6x2y + 12xy2 – 4y3                             

D. x3 – 3x2y + 12xy2 – 8y3

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có (x – 2y)3

= x3 – 3.x2.2y + 3x.(2y)2 – (2y)3

= x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3

Bài 3: Cho a + b + c = 0.

Giá trị của biểu thức B = a3 + b3 + c3 – 3abc bằng

A. B = 0                

B. B =1                 

C. B = 2                

D. B = 3

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có (a + b)3

= a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

= a3 + b3 + 3ab(a + b)

=> a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b)

Từ đó B = a3 + b3 + c3 – 3abc

= (a + b)3 – 3ab(a + b) + c3 – 3abc

= [(a+b)3 + c3] – 3ab(a + b +c)

= (a + b + c)[(a + b)2 – (a + b)c + c2] – 3ab(a + b + c)

Mà a + b + c = 0 nên

B = 0.[(a + b)2 – (a + b)c + c2] – 3ab.0

= 0

Vậy B = 0

Bài 4: Cho 2x – y = 9. Giá trị của biểu thức

A = 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 + 12x2 – 12xy + 3y2 + 6x – 3y + 11 bằng

A. A = 1001          

B. A = 1000          

C. A = 1010          

D. A = 990

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có

A = 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 + 12x2 – 12xy + 3y2 + 6x – 3y + 11

= (2x)3 – 3.(2x)2.y + 3.2x.y - y3 + 3(4x2 – 4xy + y2) + 3(2x – y) + 11

= (2x – y)3 + 3(2x – y)2 + 3(2x – y) + 1 + 10

= (2x – y + 1)3 + 10

Thay 2x – y = 9 vào A = (2x – y + 1)3 + 10

ta được A = (9 + 1)3 + 10 = 1010

Vậy A = 1010

Bài 5: Chọn câu đúng.

A. 8 + 12y + 6y2 + y3 = (8 + y3)                    

B. a3 + 3a2 + 3a + 1 = (a + 1)3

C. (2x – y)3 = 2x3 – 6x2y + 6xy – y3              

D. (3a + 1)3 = 3a3 + 9a2 + 3a + 1

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có 8 + 12y + 6y2 + y3

= 23 + 3.22y + 3.2.y2 + y3

= (2 + y)3 ≠ (8 + y3) nên A sai

+ Xét (2x – y)3

= (2x)3 – 3(2x)2.y + 3.2x.y2 – y3

= 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 ≠ 2x3 – 6x2y + 6xy – y3 nên C sai

+ Xét (3a + 1)3

= (3a)3 + 3.(3a)2.1 + 3.3a.12 + 1

 = 27a3 + 27a2 + 9a + 1

≠ 3a3 + 9a2 + 3a + 1 nên D sai

+ Xét a3 + 3a2 + 3a + 1 = (a + 1)3 nên B đúng

Bài 6: Chọn câu sai.

A. (-b – a)3 = -a3 – 3ab(a + b) – b3                 

B. (c – d)3 = c3 – d3 + 3cd(d – c)

C. (y – 2)3 = y3 – 8 – 6y(y + 2)                      

D. (y – 1)3 = y3 – 1- 3y(y – 1)

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có

(-b – a)3 = [-(a + b)3]

= -(a + b)3

= -(a3 + 3a2b + 3ab2 + b3)

=  -a3 - 3a2b - 3ab2 - b3

= -a3 – 3ab(a + b) – b3 nên A đúng

+ Xét (c – d)3

= c3 – 3c2d + 3cd2 - d3

= c3 – d3 + 3cd(d – c) nên B đúng

+ Xét (y – 1)3

= y3 – 3y2.1 + 3y.12 – 13

= y3 – 1 – 3y(y – 1) nên D đúng

+ Xét (y – 2)3

= y3 – 3y2.2 +3y.22 – 23

= y3 – 6y2 + 12y – 8

= y3 – 8 – 6y(y – 2)

≠ y3 – 8 – 6y(y + 2) nên C sai

Bài 7: Giá trị của biểu thức

P = -2(x3 + y3) + 3(x2 + y2) khi x + y = 1 là

A. P = 3                

B. P = 1                 

C. P = 5                 

D. P = 0

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có (x + y)3 = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3

 x3 + y3 = (x + y)3 – (3x2y + 3xy2)

= (x + y)3 – 3xy(x + y)

Và (x + y)2 = x2 + 2xy + y2  x2 + y2

= (x + y)2 – 2xy

Khi đó P = -2(x3 + y3) + 3(x2 + y2)

= -2[(x + y)3 – 3xy(x + y)] + 3[(x + y)2 – 2xy]

Vì x + y = 1 nên ta có

P = -2(1 – 3xy) + 3(1 – 2xy)

= -2 + 6xy + 3 – 6xy = 1

Vậy P = 1

Bài 8: Cho x thỏa mãn (x + 1)3 – x2(x + 3) = 2.

Chọn câu đúng.

A. x = -3               

B. x=-13             

C. x = 3                 

D.x=13

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Bài 9: Giá trị của biểu thức

Q = a3 + b3 biết a + b = 5 và ab = -3

A. Q = 170            

B. Q = 140            

C. Q = 80              

D. Q = -170

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

= a3 + b3 + 3ab(a + b)

Suy ra a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b)

Hay Q = (a + b)3 – 3ab(a + b)

Thay a + b = 5 và a.b = -3

vào Q = (a + b)3 – 3ab(a + b) ta được

Q = 53 – 3.(-3).5 = 170

Vậy Q = 170

Bài 10: Cho biểu thức A = x3 – 3x2 + 3x.

Tính giá trị của A khi x = 1001

A. A = 10003         

B. A = 1001          

C. A = 10003 – 1   

D. A = 10003 + 1

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có A = x3 – 3x2 + 3x

= x3 – 3x2 + 3x – 1 + 1

= (x – 1)3 + 1

Thay x = 1001 vào A = (x – 1)3 + 1 ta được

A = (1001 – 1)3 + 1

suy ra A = 10003 + 1

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp theo)

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức 

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp

1 3,413 25/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: