Lý thuyết Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8

Lý thuyết Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.

1 1,842 25/02/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 8 Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Bài giảng Toán 8 Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

A. Lý thuyết

1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có:

Nếu a < b thì ac < bc;

Nếu a ≤ b thì ac ≤ bc;

Nếu a > b thì ac > bc;

Nếu a ≥ b thì ac ≥ bc.

Ví dụ 1. Đặt dấu thích hợp (<, >, =) vào chỗ chấm:

a) (–21,5) . 6,5 ..... (–21,25) . 6,5;

b) 5,15 . 3,6 ..... (–5,25) . 3,6.

Lời giải:

a) Ta có –21,5 < –21,25 và 6,5 > 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

–21,5 < –21,25 với 6,5 ta được:

(–21,5) . 6,5 < (–21,25) . 6,5.

b) Ta có 5,15 > –5,25 và 3,6 > 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

5,15 > –5,25 với 3,6 ta được:

5,15 . 3,6 ..... (–5,25) . 3,6.

2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c < 0, ta có:

Nếu a < b thì ac > bc;

Nếu a ≤ b thì ac ≥ bc;

Nếu a > b thì ac < bc;

Nếu a ≥ b thì ac ≤ bc.

Ví dụ 2. Đặt dấu thích hợp (<, >, =) vào chỗ chấm:

a) (–12,5) . 48 ..... (–12,5) . 45;

b) (–5,5) . (–11,2) ..... 6,25 . (–11,2).

Lời giải:

a) Ta có 48 > 45 và –12,5 < 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

48 > 45 với (–12,5), ta được:

(–12,5) . 48 < (–12,5) . 45.

b) Ta có –5,5 < 6,25 và –11,2 < 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

–5,5 < 6,25 với (–11,2), ta được:

(–5,5) . (–11,2) > 6,25 . (–11,2).

2. Tính chất bắc cầu của thứ tự

Tính chất bắc cầu: Với ba số a, b và c ta thấy nếu a < b và b < c thì a < c.

Lý thuyết Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Trên trục số trên, a nằm bên trái b (a < b) và b nằm bên trái c (b < c) nên a nằm bên trái c (a < c).

Ví dụ 3. Cho a < b. Chứng minh a + 1 < b + 5.

Lời giải:

Cộng hai vế của bất đẳng thức a < b với 1, ta được:

a + 1 < b + 1.        (1)

Cộng hai vế của bất đẳng thức 1 < 5 với b, ta được:

b + 1 < b + 5.        (2)

Từ (1) và (2), theo tính chất bắc cầu, suy ra:

a + 1 < b + 5.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Số a là số âm, số 0 hay số dương nếu:

a) 10a > 2a;

b) −6b > 9b;

c) 8a ≤ 15a.

Lời giải:

a) Vì 10 > 2 mà 10a > 2a nên a là số dương;

b) Vì −6 < 9 mà −6a > 9a nên a là số âm;

c) Vì 8 < 15 mà 8a ≤ 15a nên a là số không âm (tức là a ≥ 0).

Bài 2. Đặt dấu thích hợp (<, >, =) vào chỗ chấm:

a) 5,12 . 2,4 ..... 5,12 . 3,1;

b) (–22) . 12,55 ..... (–22) . 45.

Lời giải:

a) Ta có 2,4 < 3,1 và 2,4 > 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

2,4 < 3,1 với 5,12 ta được:

5,12 . 2,4 < 5,12 . 3,1.

b) Ta có 12,55 < 45 và –22 < 0.

Nhân hai vế của bất đẳng thức

12,55 < 45 với (–22), ta được:

(–22) . 12,55 > (–22) . 45.

Bài 3. Cho m > n, chứng minh:

a) m – 4 > n – 5;

b) 2m + 8 > 2n.

Lời giải:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > n với – 4, ta được:

m – 4 > n – 4.        (1)

Cộng hai vế của bất đẳng thức – 4 > – 5 với n, ta được:

n – 4 > n – 5.         (2)

Từ (1) và (2), theo tính chất bắc cầu, suy ra:

m – 4 > n – 5.

b) Nhân hai vế của bất đẳng thức m > n với 2, ta được: 2m > 2n.

Cộng hai vế của bất đẳng thức 2m > 2n với 8, ta được:

2m + 8 > 2n + 8.   (3)

Cộng hai vế của bất đẳng thức 8 > 0 với 2n, ta được:

2n + 8 > 2n.          (4)

Từ (3) và (4), theo tính chất bắc cầu, suy ra:

2m + 8 > 2n.

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Bài 1: Hãy chọn câu sai. Nếu a < b thì?

A. 2a + 1 < 2b + 5

B. 7 - 3b > 4 - 3b

C. a - b < 0

D. 2 - 3a < 2 - 3b

Đáp án: D

Giải thích:

+ Vì a < b 2a < 2b

2a + 1 < 2b + 1 < 2b + 5

hay 2a + 1 < 2b + 5 nên A đúng.

+ Vì a < b -3a > -3b

7 - 3a > 7 - 3b > 4 - 3b

hay 7 - 3a > 4 - 3b nên B đúng.

+ Vì a < b a - b < b - b

a - b < 0 nên C đúng.

+ Vì a < b -3a > -3b

2 - 3a > 2 - 3b nên D sai.

Bài 2: Cho a > b > 0. So sánh a3……b3, dấu cần điền vào chỗ chấm là?

A. > 

B. <

C. =

D. Không đủ dữ kiện để so sánh

Đáp án: A

Giải thích:

* Với a > b > 0 ta có:

+) a. a > a. b a2 > ab

+) Ta có: a2 > ab

 a2. a > a. ab a3 > a2b

Mà a > b > 0

 ab > b. b ab > b2

 ab. a > b2. b  a2b > b3.

 a2b > b3  a3 > a2b > b3.

 a3 > b3

Vậy a3 > b3.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Cho a + 1 ≤ b + 2.

So sánh 2 số 2a + 2 và 2b + 4 nào dưới đây là đúng?

A. 2a +2 > 2b + 4

B. 2a + 2 < 2b + 4

C. 2a + 2 ≥ 2b + 4

D. 2a + 2 ≤ 2b + 4

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức

a + 1 ≤ b + 2 với 2 > 0 ta được

2(a + 1) ≤ 2(b + 2)

2a + 2 ≤ 2b + 4.

Bài 4: Cho a, b bất kì. Chọn câu đúng?

A. a2+b22 < ab

B. a2+b22 ≤ ab

C. a2+b22 ≥ ab

D. a2+b22 > ab

Đáp án: C

Giải thích:

Xét hiệu

P = a2+b22 - ab

=a2+b22ab2=(ab)22  ≥ 0

(luôn đúng với mọi a, b)

Nên a2+b22 ≥ ab

Bài 5: Với mọi a, b, c. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. a2 + b2 + c2 < ab + bc + ca

B. a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ca

C. a2 + b2 + c2 ≤ ab + bc + ca

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

P = a2 + b2 + c2 - (ab + bc + ca)

= 12(2a2 + 2b2 + 2c2 - 2ab - 2bc - 2ca)

=12 [(a2 - 2ab + b2) + (a2 - 2ac + c2) + (b2 - 2bc - c2)]

=12 [(a - b)2 + (a - c)2 + (b - c)2] ≥ 0

với mọi a, b, c (vì (a - b)2 ≥ 0;

(a - c)2 ≥ 0; (b - c)2 ≥ 0 với mọi a, b, c)

Nên P ≥ 0

a2 + b2 + c2 ≥ ab + bc + ac.

Bài 6: Cho a, b bất kì. Chọn câu đúng nhất?

A. a2 + b2 < 2ab

B. a2 + b2 ≤ 2ab

C. a2 + b2 ≥ 2ab

D. a2 + b2 > 2ab

Đáp án: C

Giải thích:

Xét hiệu P = a2 + b2 - 2ab

= (a - b)2 ≥ 0 (luôn đúng với mọi a, b)

Nên a2 + b2 > 2ab với mọi a, b.

Dấu “=” xảy ra khi a = b.

Bài 7: Cho a - 2 ≤ b - 1.

So sánh 2 số 2a - 4 và 2b - 2 nào dưới đây là đúng?

A. 2a - 4 > 2b - 2

B. 2a - 4 < 2b - 2

C. 2a - 4 ≥ 2b - 2

D. 2a - 4 ≤ 2b - 2

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức

a - 2 ≤ b - 1 với 2 > 0 ta được:

2(a - 2) ≤ 2(b - 1)

2a - 4 ≤ 2b - 2.

Bài 8: Cho -2x + 3 < -2y + 3.

So sánh x và y. Đáp án nào sau đây là đúng?

A. x < y

B. x > y

C. x ≤ y

D. x ≥ y

Đáp án: B

Giải thích:

Theo đề bài ta có: -2x + 3 < -2y + 3

 -2x + 3 - 3 < -2y + 3 - 3

 -2x < -2y

 -2. 12x > -2.12 y

 x > y.

Bài 9: Cho -3x - 1 < -3y - 1.

So sánh x và y. Đáp án nào sau đây là đúng?

A. x < y

B. x > y

C. x = y

D. Không so sánh được

Đáp án: B

Giải thích:

Theo đề bài ta có: -3x - 1 < -3y - 1

 -3x - 1 + 1 < -3y - 1 + 1

 -3x < -3y

 -3. 13x > -3. 13y

 x > y.

Bài 10: Bất đẳng thức nào sau đây đúng với mọi a > 0, b > 0?

A. a3 + b3 - ab2 - a2b < 0

B. a3 + b3 - ab2 - a2b ≥ 0

C. a3 + b3 - ab2 - a2b ≤ 0

D. a3 + b3 - ab2 - a2b > 0

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có a3 + b3 - ab2 - a2b

= a2(a - b) - b2(a - b)

= (a2 - b2) (a - b)

= (a - b)(a + b)(a - b)

= (a - b)2(a + b) ≥ 0 (vì (a - b)2 ≥ 0

với mọi a, b và a + b > 0 với a > 0, b > 0).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bất phương trình một ẩn

Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Lý thuyết Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Lý thuyết Ôn tập chương 4

Lý thuyết Nhân đơn thức với đa thức

1 1,842 25/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: