Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8

Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ .

1 1300 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Toán 8 Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ

Bài giảng Toán 8 Bài 6: Thể tích của hình lăng trụ

A. Lý thuyết

1. Công thức tính thể tích.

Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:

V = S.h (S: diện tích đáy, h: chiều cao)

2. Ví dụ

Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A’B’C’D’ có đáy là hình thang vuông tại A và D.

Tính thể tích của hình lăng trụ biết AB = 6cm; CD = 4 cm; AD = 5cm và AA’ = 6cm

Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Lời giải:

Diện tích hình thang ABCD là:

S=12AB+CD.AD=126+4.5=25cm2

Thể tích của hình lăng trụ là

V = S. AA’ = 25. 6 = 150 cm3.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình lăng trụ đứng ABC.MNP có đáy là tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm; AC = 8cm. Hình lăng trụ có chiều cao h = 4cm. Thể tích của hình lăng trụ đó là?

Lời giải:

Ta có diện tích đáy ABC là:

SABC=12AB.AC=12.6.8=24cm2

Thể tích của hình lăng trụ đó là:

V=SABC.h=24.4=96cm3

Vậy thể tích của hình lăng trụ là 96 cm3.

Bài 2. Cho hình lăng trụ đứng ABCD.MNPQ có đáy hình thang AB// CD  và AB = 6cm;  CD = 10 cm và chiều cao của hình  thang là 4cm, chiều cao của hình lăng trụ là:  4cm.  Tính thể tích của hình lăng trụ?

Lời giải:

Diện tích đáy là:

S=12AB+CD.h=12.6+10.4=32cm2

Thể tích của hình lăng trụ đã cho là:

V = S.h’ = 32. 4 = 128 cm3

Vậy thể tích của hình lăng trụ là 128 cm3.

Bài 3. Một hình lăng trụ có kích thước như hình bên. Tính thể tích của hình lăng trụ.

Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Lời giải:

Lăng trụ đã cho gồm một hình hộp chữ nhật AA’C’C. MNPQ và một lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’ có cùng chiều cao.

Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Thể tích hình hộp chữ nhật AA’C’C. MNPQ là:

V1 = 5.8.20 = 800

Ta tính thể tích hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’:

Lý thuyết Thể tích của hình lăng trụ chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Ta có: AB = BC = 5; AC = 8.

Gọi I là trung điểm của AC là AI = IC = 4.

Áp dụng định lí Py ta go vào tam giác vuông BCI có:

BI2 = BC2 – CI2 = 52 – 42 = 9 nên BI = 3

Diện tích tam giác ABC là S=12.BI.AC=12.3.8=12

Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là:

 V2 = 12 . 20 = 240

Thể tích của hình lăng trụ đã cho là:

V = 800 + 240 = 1040

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6: Thể tích hình lăng trụ đứng

Bài 1: Tính thể tích nhà kho có dạng hình lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước được đo bằng mét.

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 2)

A. 1040 m3

B. 1400 m3

C. 1004 m3

D. 780 m3

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 3)

Gọi H là trung điểm BC

=> AH ⊥ BC.

Ta có BH = 4; AB = 5 m

Bằng định lý Py-ta-go tính được

AH = AB2BH2= 3 m

Diện tích đáy của hình lăng trụ bằng:

S = 5.8 + 8.32 = 52 (m2)

Thể tích nhà kho bằng:

V = 52.20 = 1040 (m3)

Bài 2: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng có chiều cao 20 cm, đáy là một tam giác cân có các cạnh bên bằng 5 cm và cạnh đáy bằng 8 cm.

A. 320 cm3

B. 200 cm3

C. 120 cm3

D. 240 cm3  

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 4)

Gọi D là trung điểm của BC thì AD là trung tuyến cũng là đường cao trong tam giác

=> DB = DC = 82 = 4 (cm) và AD ⊥ BC.

Tam giác ADC vuông tại D nên

AD2 + DC2 = AC2

AD2 + 42 = 52

AD = 9 AD = 3

Diện tích đáy S = 3.82 = 12 (cm2).

Thể tích lăng trụ đứng là:

V = S.h = 12.20 = 240 cm3

Bài 3: Cho lăng trụ đứng có kích thước như hình vẽ.

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 5)

Số nào trong các số sau đây là thể tích của hình lăng trụ đứng đó?

A. 20 cm3

B. 36 cm3

C. 26 cm3

D. 9 cm3

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 6)

Hình lăng trụ đứng đã cho có đáy là một tam giác vuông.

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông ABC, ta có:

AB2 + AC2 = BC2 42 + AC2 = 52

AC2 = 52 – 42 = 9

=> AC = 3 cm.

Vậy diện tích đáy của hình lăng trụ đứng là:

S = SΔABC = 12AB.AC

= 123.4 = 6 cm2

Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng là:

V = S.h = S.BE = 6.6 = 36 cm2

Bài 4: Cho lăng trụ đứng có kích thước như hình vẽ.

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 7)

Biết thể tích hình lăng trụ bằng 36 cm3, độ dài cạnh BC là:

A. 5 cm

B. 3 cm

C. 6 cm

D. 4 cm

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 8)

Diện tích tam giác ABC là:

S = 36 : 6 = 6 (cm2).

Độ dài cạnh AC là: 2SAB = 2.64 = 3 (cm).

Tam giác ABC vuông tại A nên

BC2 = AB2 + AC2 = 42 + 32 = 25

=> BC = 5 (cm)

Bài 5: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng có chiều cao 20 cm, đáy là một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 8 cm và 10 cm:

A. 800 cm3

B. 400 cm3

C. 600 cm3

D. 500 cm3  

Đáp án: A

Giải thích:

Vì đáy là tam giác vuông nên diện tích đáy

S = 8.102 = 40 cm.

Thể tích lăng trụ đứng là

V = S.h = 40.20 = 800 cm3

Bài 6: Cho một hình lăng trụ đứng có diện tích đáy là S, chiều cao là h. Hỏi công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng là gì?

A. S.h

B. 12 S.h

C. 2S.h

D. 3S.h

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng là: V = S.h

Bài 7: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 100 cm2, chiều cao bằng 5cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.

A. 8 cm

B. 7 cm

C. 6 cm

D. 5 cm

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi a và b là các kích thước của đáy.

Ta có V = 5ab nên V lớn nhât

ab lớn nhất

Sxq = 100 nên 2 (a+b).5 = 120

hay a + b = 10

Ta có:

ab = a (10 – a) = -a2 +10a

= -(a – 5)2 + 25 ≤ 25

Suy ra V = 5ab ≤ 5.25 = 125.

Thể tích lớn nhất bằng 125 cm3 khi a = b = 5, tức là các cạnh đáy bằng 5 cm.

Bài 8: Tính thể tích nhà kho có dạng hình lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước được đo bằng mét.

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 10)

A. 870 m3

B. 700 m3

C. 680 m3

D. 780 m3

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 11)

Gọi H là trung điểm BC

=> AH ⊥ BC.

Ta có BH = 4; AB = 5 m

Bằng định lý Py-ta-go tính được

AH = AB2BH2= 3 m

Diện tích đáy của hình lăng trụ bằng:

S = 5.8 + 8.32 = 52 (m2)

Thể tích nhà kho bằng:

V = 52.15 = 780 (m3)

Bài 9: Cho một hình lăng trụ đứng có thể tích V, diện tích đáy là S, chiều cao hình lăng trụ được tính theo công thức:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 12)

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có V = Sh => h =VS

Bài 10: Tính thể tích của hình lăng trụ đứng sau:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 13)

A. 16 cm3

B. 20 cm3

C. 26 cm3

D. 22 cm3

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Thể tích hình lăng trụ đứng có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 14)

Hình lăng trụ đứng đã cho được tạo thành từ 2 hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước là 3 cm, 1 cm, 2 cm; hình hộp chữ nhật thứ hai có kích thước là 2 cm; 4 cm; 2m.

Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là:

V1 = 3.1.2 = 6 cm3

Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là:

V2 = 2.4.2 = 16 cm3

Thể tích hình lăng trụ đứng là:

V = V1 + V2 = 6 +16 = 22 cm3

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Diện tích xung quanh của hình lăng trụ

Lý thuyết Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Lý thuyết Diện tích xung quanh của hình chóp đều

Lý thuyết Thể tích của hình chóp đều

Lý thuyết Ôn tập chương 4

1 1300 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: