Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8

Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức.

1 1651 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

Bài giảng Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

A. Lý thuyết

Quy tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho B) ta làm như sau:

- Chia lần lượt từng hạng tử của đa thức A cho đơn thức B;

- Cộng các kết quả tìm được lại với nhau.

Chú ý: Trong thực hành ta có thể nhẩm và bỏ bớt một số phép tính trung gian.

Ví dụ 1: (15x2y + 17xy3 – 6xy ) : 3xy

= (15x2y : 3xy) + (17xy3 : 3xy) – (6xy : 3xy)

=5x+173y22

Chú ý: Trường hợp đa thức A có thể phân tích thành nhân tử, ta thường phân tích A trước để rút gọn cho nhanh.

Ví dụ 2: (8x3 – 27y3) : (2x – 3y)

= (2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2) : (2x – 3y)

= 4x2 + 6xy + 9y2.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) (15.311 + 4.274 + 314) : 97;

b) (2a3 + 3a4 – 10a) : a;

c) [2(x + y)4  – 5(x + y)3] : 3(x + y)2.

Lời giải:

a)  (15.311 + 4.274 + 314) : 97

= (5.3.311 + 4.274 + 314) : 314

= (5.312 : 314) + (4.274 : 314) + (314 : 314)

= (5 : 32) + (4.(33)4 : 314) + (314 : 314)

=59+49+1

= 2

b) (2a3 + 3a4 – 10a) : a

= (2a3 : a) + (3a4 : a) – (10a : a)

= 2a2 + 3a3 – 10

c) [2(x + y)4  – 5(x + y)3] : 3(x + y)2

= [2(x + y)4 : 3(x + y)2] – [5(x + y)3 : 3(x + y)2]

=23(x+y)253(x+y)

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a) M = (6a3b + a2b) : 2ab tại a = 4.

b) N = [(2x2y)2 + 3x4y3 – 6x3y2] : (xy)2 tại x = y = 2.

Lời giải:

a) M = (6a3b + a2b) : 2ab

M = (6a3b : 2ab) + (a2b : 2ab)

M=3a2+12a

Thay a = 4 vào M ta được: M=3.42+12.4=50.

b) N = [(2x2y)2 + 3x4y3 – 6x3y2] : (xy)2

N = (2x4y2 + 3x4y3 – 6x3y2) : x2y2

N = (2x4y2 : x2y2) + (3x4y3 : x2y2) – (6x3y2 : x2y2)

N = 2x2 + 3x2y – 6x

Thay x = y = 2 vào N, ta được: N = 2.22 + 3.22.2 – 6.2 = 20.

Bài 3: Tìm điều kiện của số tự nhiên n để đa thức A chia hết cho đơn thức B:

a) A = 5x3 – 4x2 + x và B = 2xn ;

b) A = –11a18 b2n - 3 + 15a16b7 và B = 4a3n + 1b6.

Lời giải:

a) Bậc thấp nhất của biến x trong đa thức A là 1 nên n ≤ 1.

Vì n là số tự nhiên nên n = 0 hoặc n = 1.

b) Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu bậc của mỗi biến trong B không lớn hơn bậc thấp nhất của biến đó trong A.

Bậc thấp nhất của biến a trong đa thức A là 16 nên 3n + 1 ≤ 16  (1)

Vì bậc thấp nhất của biến b trong đa thức A luôn lớn hơn hoặc bằng bậc của biến b trong đơn thức B nên 2n – 3 ≥ 6  (2)

Từ (1) suy ra n ≤ 5.

Từ (2) suy ra n92.

Do đó 92n5

Vì n là số tự nhiên nên n = 5.

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức

Bài 1: Thương của phép chia (-12x4y + 4x3 – 8x2y2) : (-4x2) bằng

A. -3x2y + x – 2y2                                

B. 3x4y + x3 – 2x2y2

C. -12x2y + 4x – 2y2                            

D. 3x2y – x + 2y2

Đáp án: D

Giải thích:

(-12x4y + 4x3 – 8x2y2) : (-4x2)

= (-12x4y) : (-4x2) + (4x3) : (-4x2) – (8x2y2) : (-4x2)

= 3x2y – x + 2y2

Bài 2: Cho (3x – 4y).(…) = 27x3 – 64y3.

Điền vào chỗ trống (…) đa thức thích hợp

A. 6x2 + 12xy + 8y2                             

B. 9x2 + 12xy + 16y2

C. 9x2 – 12xy + 16y2                           

D. 3x2 + 12xy + 4y2

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có

27x3 – 64y3

= (3x)3 – (4y)3

= (3x – 4y)((3x)2 + 3x.4y + (4y)2)

= (3x – 4y)(9x2 + 12xy + 16y2)

Vậy đa thức cần điền là 9x2 + 12xy + 16y2

Bài 3: Thương của phép chia

(9x4y3 – 18x5y4 – 81x6y5) : (-9x3y3) là đa thức có bậc là:

A. 5                       

B. 9                       

C. 3                       

D. 1

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có

(9x4y3 – 18x5y4 – 81x6y5) : (-9x3y3)

= [(9x4y3) : (-9x3y3)] – [18x5y4 : (-9x3y3)] – [81x6y5 : (-9x3y3)]

= -x + 2x2y + 9x3y2

Đa thức -x + 2x2y + 9x3y2 có bậc 3 + 2 = 5

Bài 4: Tìm x biết (2x4 – 3x3 + x2) : (12x2) + 4(x – 1)2 = 0

A. x = -1               

B. x = 2                 

C. x = 1                 

D. x = 0

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho đơn thức có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Bài 5: Biểu thức

D = (9x2y2 – 6x2y3) : (-3xy)2 + (6x2y + 2x4) : (2x2)

sau khi rút gọn là đa thức có bậc là

A. 1                       

B. 3                       

C. 4                       

D. 2

Đáp án: D

Giải thích:

D = (9x2y2 – 6x2y3) : (-3xy)2 + (6x2y + 2x4) : (2x2)

D = 9x2y2 : (-3xy)2 – 6x2y3 : (-3xy)2 + 6x2y : (2x2) + 2x4 : (2x2)

D = 123y+3y+x2 

D = x2+73y+1 

Đa thức D = x2+73y+1 có bậc 2

Bài 6: Cho M =  (n  N, x; y ≠ 0). Chọn câu đúng

A. Giá trị của M luôn là số âm            

B. Giá trị của M luôn là số dương

C. Giá trị của M luôn bằng 0               

D. Giá trị của M luôn bằng 1

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có

M = (x4yn+112x3yn+2):(12x3yn)20x4y:5x2y

= (x4yn+1):(12x3yn)(12x3yn+2):(12x3yn)4x2  

= 2x4-3yn+1-n – x3-3yn+2-n – 4x2

= 2xy – y2 – 4x2

= -(y2 – 2xy + x2 + 3x2)

= -[(x – y)2 + 3x2]

Vì với x; y ≠ 0 thì (x – y)2 + 3x2 > 0

nên -[(x – y)2 + 3x2] < 0; Ɐ x; y ≠ 0

Hay giá trị của M luôn là số âm

Bài 7: Cho (27x3 + 27x2 + 9x + 1) : (3x + 1)2 = (…)

Điền vào chỗ trống đa thức thích hợp

A. (3x + 1)5           

B. 3x + 1               

C. 3x – 1               

D. (3x + 1)3

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có

(27x3 + 27x2 + 9x + 1) : (3x + 1)2

= (3x + 1)3 : (3x + 1)2

= 3x + 1

Bài 8: Cho (7x4 – 21x3) : 7x2 + (10x + 5x2) : 5x = (…)

Điền vào chỗ trống đa thức thích hợp

A. x2 – 2x + 2       

B. x2 – 4x + 2        

C. x2 – x + 5          

D. x2 – 2x + 5

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có

(7x4 – 21x3) : 7x2 + (10x + 5x2) : 5x

= 7x4 : (7x2) – 21x3 : (7x2) + 10x : (5x) + 5x2 : (5x)

= x2 – 3x + 2 + x

= x2 – 2x + 2

Bài 9: Kết quả của phép chia (2x3 – x2 +10x) : x là

A. x2 – x + 10       

B. 2x2 – x + 10      

C. 2x2 – x – 10      

D. 2x2 + x + 10

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có (2x3 – x2 +10x) : x

= (2x3 : x) – (x2 : x) + (10x : x)

= 2x2 – x + 10

Bài 10: Tính giá trị của biểu thức

D = (15xy2 + 18xy3 + 16y2) : 6y2 – 7x4y3 : x4y

tại x=23 và y = 1

Trắc nghiệm Chia đa thức cho đơn thức có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 4)  

Đáp án: D

Giải thích:

D = (15xy2 + 18xy3 + 16y2) : 6y2 – 7x4y3 : x4y

D = 15xy2 : (6y2) + 18xy3 : (6y2) + 16y2 : (6y2) – 7x4y3 : x4y

D = 52x+3xy+837y2 

Tại x=23 và y = 1 ta có

D = 52.23+3.23.1+837.12

=53+2+837=1335 

=23

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp

Lý thuyết Chia đơn thức cho đơn thức

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Lý thuyết Ôn tập chương 1

1 1651 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: