Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 8

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp lớp 8 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp.

1 2,656 25/02/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Bài giảng Toán 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp

A. Lý thuyết

1. Phép chia hết

- Phép chia hết là phép chia có đa thức dư bằng 0.

Quy tắc chia:

+ Sắp xếp các đa thức theo thứ tự giảm dần của biến.

+ Lấy hạng tử cao nhất của đa thức bị chia chia cho hạng tử cao nhất của đa thức chia ta được thương 1.

+ Nhân thương 1 với đa thức chia và lấy đa thức bị chia trừ đi tích đó.

+ Lấy hạng tử cao nhất của đa thức vừa tìm được chia cho hạng tử cao nhất đa thức chia ta được thương 2.

+ Tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi nhận được hiệu bằng 0.

Ví dụ 1: Làm tính chia: (x3 – x2  – 5x – 3) : (x – 3).

Lời giải:

Ta có:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy (x3 – x2 – 5x – 3) : (x – 3) = x2 + 2x + 1.

2. Phép chia có dư

- Phép chia có dư là phép chia có đa thức dư khác 0.

Quy tắc chia: Làm tương tự phép chia hết đến khi thu được đa thức dư có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia.

Chú ý: Với hai đa thức tùy ý A và B của cùng một biến (B ≠ 0), tồn tại duy nhất một cặp đa thức Q và R sao cho A = B.Q + R, trong đó R = 0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B (R được gọi là dư trong phép chia A cho B).

Khi R = 0 phép chia A cho B là phép chia hết.

Ví dụ 2: Làm tính chia: (3x3 + 2x2 + 5x – 3) : (x2 + 1).

Lời giải:

Ta có:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy (3x3 + 2x2 + 5x – 3) : (x2 + 1) = 3x + 2 (dư 2x – 5)

Hay 3x3 + 2x2 + 5x – 3 = (x2 + 1).(3x + 2) + 2x – 5.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Sắp xếp các đa thức theo thũy thừa giảm dần của biến rồi làm phép chia:

a) (5x2 + 15 – 3x3 – 9x) : (5 – 3x);

b) (x3 + 5x + x2 – 1) : (x – 1);

c) (12x – 3x2 + 2x3 – 13) : (x2 + 4).

Lời giải:

a)  Sắp xếp đa thức bị chia và đa thức chia theo thứ tự giảm dần của biến ta được:

 – 3x3 + 5x2 – 9x + 15 và  – 3x + 5.

Thực hiện phép chia:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy (5x2 + 15 – 3x3 – 9x) : (5 – 3x) = x2 + 3.

b) Sắp xếp đa thức ta được: x3 + x2 + 5x  – 1.

Thực hiện phép:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy x3 + 5x + x2 – 1 = (x – 1)(x2 + 2x + 7) + 6.

c) Sắp xếp đa thức ta được:  2x3  – 3x2 + 12x – 13.

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy 12x – 3x2 + 2x3 – 13 = (x2 + 4).(2x – 3) + 4x – 1.

Bài 2: Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia:

a) (8x3 + 27) : (2x + 3);

b) (a3 + 6a2 + 12a + 8) : (a + 2);

c) (m3 – 9 m2n  + 27mn2 – 27n3) : (m – 3n)2.

Lời giải:

a) (8x3 + 27) : (2x + 3)

= (2x + 3)(4x2 – 6x + 9) : (2x + 3)

=  4x2 – 6x + 9.

b) (a3 + 6a2 + 12a + 8) : (a + 2)

= (a + 2)3 : (a + 2)

= (a + 2)2

c) (m3 – 9 m2n  + 27mn2 – 27n3) : (m – 3n)2

= (m – 3n)3 : (m – 3n)2

= m – 3n .

Bài 3: Tìm đa thức M biết:

2x6 – x4 – 2x2 + 1 = M. (2x2 – 1).

Lời giải:

a) Ta có: 2x6 – x4 – 2x2 + 1 = M. (2x2 – 1)

Suy ra M = (2x6 – x4 – 2x2 + 1) : (2x2 – 1)

Thực hiện phép chia:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy M = x4 – 1.

Bài 4: Tìm a để đa thức A chia hết cho đa thức B với:

A = x3 – 6x2  + 11x + a  và B = x2 – 2x + 3.

Lời giải:

Thực hiện phép chia A cho B ta được:

Lý thuyết Chia đa thức một biến đã sắp xếp chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

Để đa thức A chia hết cho đa thức B thì a + 12 = 0. Suy ra a = – 12.

Vậy a = – 12 thì đa thức A chia hết cho đa thức B.

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 12: Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp

Bài 1: Phép chia đa thức 2x4 – 3x3 + 3x – 2

cho đa thức x2 – 1 được đa thức dư là

A. 0                       

B. 1                       

C. 2                       

D. 10

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy đa thức dư là R = 0

Bài 2: Cho các khẳng định sau:

(I): Phép chia đa thức 3x3 – 2x2 + 5 cho đa thức 3x – 2 là phép chia hết

(II): Phép chia đa thức (2x3 + 5x2 – 2x + 3) cho đa thức (2x2 – x + 1) là phép chia hết

Chọn câu đúng

A. Cả (I) và (II) đều đúng                    

B. Cả (I) và (II) đều sai

C. (I) đúng, (II) sai                                         

D. (I) sai, (II) đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vì phần dư R = 5 ≠ 0 nên phép chia đa thức 3x3 – 2x2 + 5 cho đa thức 3x – 2 là phép chia có dư.

Do đó (I) sai

Lại có

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Nhận thấy phần dư R = 0 nên phép chia đa thức (2x3 + 5x2 – 2x + 3) cho đa thức (2x2 – x + 1) là phép chia hết.

Do đó (II) đúng

Bài 3: Phép chia đa thức (4x4 + 3x2 – 2x + 1) cho đa thức x2 + 1 được đa thức dư là:

A. 2x + 2               

B. -2x + 2              

C. -2x - 2               

D. 3 - 2x

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy đa thức dư là R = -2x + 2

Bài 4: Phép chia đa thức 3x5 + 5x4 – 1

cho đa thức x2 + x + 1 được đa thức thương là:

A. 3x3 – 2x2 – 5x + 3                                     

B. 3x3 + 2x2 – 5x + 3

C. 3x3 – 2x2 – x + 3                                       

D. 2x – 4

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Đa thức thương là: 3x3 + 2x2 – 5x + 3

Bài 5: Cho các khẳng định sau:

(I): Phép chia đa thức (2x3 – 26x – 24) cho đa thức x2 + 4x + 3 là phép chia hết

(II): Phép chia đa thức (x3 – 7x + 6) cho đa thức x + 3 là phép chia hết

Chọn câu đúng

A. Cả (I) và (II) đều đúng                    

B. Cả (I) và (II) đều sai

C. (I) đúng, (II) sai                                         

D. (I) sai, (II) đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vì phần dư R = 0 nên Phép chia đa thức(2x3 – 26x – 24) cho đa thức x2 + 4x + 3 là phép chia hết.

Do đó (I) đúng.

Lại có

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Nhận thấy phần dư R = 0 nên phép chia đa thức (x3 – 7x + 6) cho đa thức x + 3 là phép chia hết.

Do đó (II) đúng

Bài 6: Điền vào chỗ trống (x3 + x2 – 12) : (x – 12) = …

A. x + 3                 

B. x – 3                 

C. x2 + 3x + 6       

D. x2 – 3x + 6

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Vậy đa thức cần điền vào chỗ trống là x2 + 3x + 6

Bài 7: Kết quả của phép chia

(2a3 + 7ab2 – 7a2b – 2b3) : (2a – b) là

A. (a – b)(a – 2b)  

B. (a + b)2             

C. (a – b)(b – 2a)   

D. a – b

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có 2a3 + 7ab2 – 7a2b – 2b3

= 2(a3 – b3) – 7ab(a – b)

= 2(a – b)(a2 + ab + b2) – 7ab(a – b)

= (a – b)(2a2 – ab – 4ab + 2b2)

= (a – b)[a(2a – b) – 2b(2a – b)]

= (a – b)(2a – b)(a – 2b)

Nên (2a3 + 7ab2 – 7a2 – 2b3) : (2a – b)

= (a – b)(2a – b)(a – 2b) : (2a – b)

= (a – b)(a – 2b)

Bài 8: Phần dư của phép chia đa thức

x4 – 2x3 + x2 – 3x + 1 cho đa thức x2 + 1 có hệ số tự do là

A. 2                       

B. 3                       

C. 1                       

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Đa thức dư là – x + 1 có hệ số tự do là 1.

Bài 9: Xác định a để đa thức

10x2 – 7x + a chia hết cho 2x – 3

A. a = 24               

B. a = 12               

C. a = -12              

D. a = 9

Đáp án: C

Giải thích:

(10x2 – 7x + a) ⁝ (2x – 3)

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

Để 10x2 – 7x + a chia hết cho 2x – 3

thì a + 12 = 0  a = -12

Bài 10: Thương của phép chia đa thức

(3x4 – 2x3 + 4x – 2x2 – 8) cho đa thức (x2 – 2) có hệ số tự do là

A. 2                       

B. 3                       

C. 1                       

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

(3x4 – 2x3 + 4x – 2x2 – 8) : (x2 – 2)

= (3x4 – 2x3– 2x2 + 4x – 8) : (x2 – 2)

Trắc nghiệm Chia đa thức cho một biến đã sắp xếp có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

(3x4 – 2x3– 2x2 + 4x – 8) : (x2 – 2) = 3x2 – 2x + 4

Hệ số tự do của thương là 4

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phối hợp nhiều phương pháp

Lý thuyết Chia đơn thức cho đơn thức

Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức

Lý thuyết Ôn tập chương 1

1 2,656 25/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: