TOP 4+ mẫu biên bản bàn giao tài sản phổ biến mới nhất 2024

Biểu mẫu biên bản bàn giao tài sản là một trong những loại biểu mẫu phổ biến thường xuyên được sử dụng trong công việc, bàn giao tài sản,… nhằm giải quyết những tranh chấp không đáng có. Cùng tìm hiểu xem biên bản bàn giao tài sản là gì? Những mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất 2024 như thế nào? Cách lập biên bản bàn giao tài sản.

1 453 28/08/2023


TOP 4+ mẫu biên bản bàn giao tài sản phổ biến mới nhất 2024

I. Biên bản bàn giao tài sản là gì?

1. Khái niệm biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản là văn bản được sử dụng trong các trường hợp cụ thể khi bàn giao tài sản là nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà cửa, đất đai hoặc các tài liệu, vật dụng, phương tiện, máy móc và thiết bị.

Thông qua biên bản này, hai bên liên quan có thể kiểm tra và xác nhận các thông tin số liệu chính xác, cụ thể và là căn cứ xác thực khi xảy ra các tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản pháp luật (Biên bản bàn giao tài sản) nhằm thể hiện rõ các mục đích và nội dung của việc chuyển giao tài sản mà thường là hình thức lời nói.

à Điều đó là nguyên nhân của các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và khó thể chứng minh tài sản thực tế đã được bàn giao.

2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản

Biên bản bàn giao tài sản thể hiện sự chuyển giao giữa tài sản cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác. Thông qua biên bản, hai bên thống kê các tài sản, phương tiện, công cụ dụng cụ bàn giao, từ đó quá trình bàn giao sẽ diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Biên bản bàn giao tài sản là chứng từ có giá trị pháp lý để làm căn cứ trong các trường hợp xảy ra tranh chấp. Trường hợp nếu việc bàn giao tài sản không xác lập bằng văn bản sẽ rất khó để chứng minh số lượng và chất lượng thực tế đã bàn giao khi có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra.

Việc bàn giao tài sản phải có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan, chỉ khi xác lập thành văn bản đối với các tài sản bàn giao thì khi xảy ra tranh chấp mới được toàn án và các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Vấn đề bàn giao tài sản liên quan đến cả công tác quản lý tài sản, đặc biệt là khi xảy ra các vấn đề sai lệch sổ sách kế toán cần kiểm tra lại hoặc khi có tranh chấp giữa các bên.

3. Khi nào cần làm biên bản bàn giao?

Việc bàn giao công việc, tài sản, giấy tờ,… diễn ra phổ biến hằng ngày. Và để hạn chế rủi ro cũng như sự thoái thác, chối bỏ trách nhiệm sau khi bàn giao thì các bên thường lập thành biên bản bàn giao.

Một số trường hợp phổ biến thường lập biên bản bàn giao:

- Biên bản bàn giao công việc: Nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển sang làm ở bộ phận khác,…

Nội dung của loại biên bản bàn giao này thường ghi nhận cá nhân giao lại các tài sản, thiết bị, tài khoản,… đã được công ty cấp.

- Biên bản bàn giao hàng hóa, tài sản: Văn bản thể hiện việc giao nhận hàng hóa đã xảy ra trên thực tế. Bên bán đã giao hàng và bên mua đã nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Nội dung có thể ghi nhận thông tin: Bên bán đã tiến hành giao đủ số lượng sản phẩm, hàng hóa; Bên mua đã kiểm tra, xác nhận; Biên bản giao nhận hàng hóa có thông tin của các bên tham gia, cũng như thông tin về sản phẩm, hàng hóa.

- Biên nhận tiền: Khi chuyển giao một khoản tiền lớn, giữa 2 bên thường lập thành biên nhận tiền (số lượng, thời gian, địa điểm,…).

Biên nhận tiền được soạn thảo trong các công việc giao dịch dân sự, mua bán và chuyển nhượng tài sản.

Mục đích của biên nhận tiền là để xác nhận việc giao tiền và nhận tiền đã hoàn thành, có ký xác minh của cả 2 bên.

Cho vay, mượn tiền là vấn đề nhạy cảm, nhất là với số tiền lớn, nên cần có giấy biên nhận để đảm bảo cho cả đôi bên.

II. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia, chỉ khi xác lập thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi của các bên. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết như: Bố con, Mẹ con, vợ chồng, hay bạn bè thân thiết... thì việc bàn giao tài sản giữa các bên cũng không thể bỏ qua.

à Do vậy, việc xác lập các giấy tờ văn bản, biên bản bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý.

Biên bản bàn giao tài sản có giá trị pháp lý là giúp cả bên người giao và bên người nhận có những ràng buộc trách nhiệm rõ ràng, thông tin đầy đủ về tài sản được chuyển giao, nếu có bất kỳ sai sót, thiếu sót nào phát sinh thì có thể biết được bên nào phải chịu trách nhiệm.

Biên nhận bàn giao tài sản phải được sao ra thành 02 bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ 01 bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp sau này. Mỗi biên bản giao nhận đều có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.

III. Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất 2024

1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản

Quý bạn đọc có thể soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng theo mẫu biên bản bài giao tài sản dưới đây:

TÊN CƠ QUAN………

 

Số: …../BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

Giữa ……………(bên giao) và ………….(bên nhận)

 

Hôm nay ngày …. tháng ….. năm …. tại … đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …(bên giao)

và ……(bên nhận) thực hiện theo ……… của ………… ngày ………..

I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:

1/ Bên giao:

- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………

- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………

- Bà: ……………………….. Chức vụ: …………………

2/ Bên nhận:

- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………

- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………

- Bà: ………………………... Chức vụ: …………………

Chủ tọa: Ông ………………………………………………

Thư ký: Ông ………………………………………………

II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:

Bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……… theo biểu thống kê sau:

Bản thống kê tài sản bàn giao

STT

Tên tài sản

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

          Tổng giá trị: Bằng số …………………………………

Bằng chữ ………………………………………………

Kể từ ngày ………… số tài trên do bên ………… chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 2 bản.

CHỮ KÝ BÊN GIAO

CHỮ KÝ BÊN NHẬN

 

 

 

 

Thư ký cuộc họp Chủ tọa cuộc họp

2. Biên bản bàn giao tài sản, công cụ

Quý bạn đọc có thể tải mẫu biên bản bàn giao tài sản, công cụ dưới đây hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng theo mẫu này:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

-----***-----

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN, CÔNG CỤ

 

Hôm nay, ngày...../...../20..., tại........................... chúng tôi gồm:

Người bàn giao:...............Bộ phận:..............MSNV..............

Người nhận bàn giao:............Bộ phận:...............MSNV.......

Lý do bàn giao .......................................................................

...............................................................................................

Cùng bàn giao tài sản, công cụ với nội dung như sau:

STT

Mã tài sản, công cụ

Tên tài sản, công cụ

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ các tài sản, công cụ đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.

Người bàn giao

Người nhận bàn giao

Quản lý

3. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định

3.1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Đơn vị:...................

Bộ phận:................

Mẫu số 01- TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính)

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

Ngày .....tháng .....năm ......

Số:..................…

Nợ: ....................

Có: ....................

Căn cứ Quyết định số: ..................ngày .......tháng .......năm .......của ......................................................................................về việc bàn giao TSCĐ..........

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

- Ông/Bà ................................chức vụ .............................. Đại diện bên giao

- Ông/Bà .................................chức vụ ...............................Đại diện bên nhận

- Ông/Bà ..................................chức vụ ........................Đại diện .....................

Địa điểm giao nhận TSCĐ :..............................................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

STT

Tên, ký hiệu quy cách (cấp hạng TSCĐ)

Số hiệu TSCĐ

Nước sản Xuất

(XD)

Năm sản xuất

Nămđưa vào sửdụng

Công suất (diện tích thiết kế)

Tính nguyên giá tài sản cố định

Giá mua (ZSX)

Chi phí vận chuyển

Chi phí chạy thử

...

Nguyên giá TSCĐ

Tài liệu kỹ thuật kèm theo

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

                         
                         
                         
 

Cộng

x

x

x

x

x

         

x

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

Số

thứ tự

Tên, qui cách dụng cụ,

phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

         
         

 

Giám đốc bên nhận
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng bên nhận
(Ký, họ tên)

Người nhận
(Ký, họ tên)

Người giao
(Ký, họ tên)

3.2. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: ..............................

Bộ phận: ...........................

Mẫu số 01 - TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

Ngày......tháng.....năm.....

Số:.................

Nợ:................

Có:................

Căn cứ Quyết định số: ............... ngày......tháng......năm...... của ................................. về việc bàn giao TSCĐ ...........................

Ban giao nhận TSCĐ gồm:

- Ông/Bà ......................................................... chức vụ ............................... Đại diện bên giao

- Ông/Bà ......................................................... chức vụ ............................... Đại diện bên nhận

- Ông/Bà ......................................................... chức vụ ............................... Đại diện ...............

Địa điểm giao nhận TSCĐ: .......................................................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

STT

Tên, ký hiệu, quy cách cấp hạng TSCĐ


Số hiệu TSCĐ

Nước sản xuất (XD)

Năm sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Công suất
(diện tích thiết kế)

Tính nguyên giá tài sản cố định

Giá mua
(ZSX)

Chi phí vận chuyển

Chi phí chạy thử

...

Nguyên giá TSCĐ

Tài liệu kỹ thuật kèm theo

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

                         
 

Cộng

x

x

x

x

x

         

x

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

STT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

 

Giám đốc bên nhận
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng bên nhận
(Ký, họ tên)

Người nhận
(Ký, họ tên)

Người giao
(Ký, họ tên)

4. Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công

Mẫu 01/TSC-BBGN - Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công là mẫu biên bản được lập ra nhằm ghi chép, xác nhận bàn giao lại tài sản.

Nội dung trong mẫu biên bản cần trình bày rõ thông tin của bên bàn giao và bên tiếp nhận, nội dung tiếp nhận và trách nhiệm của các bên. Mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o---------

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN CÔNG

 

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …/…/… của ………. về việc ……..(1)

Hôm nay, ngày... tháng... năm….., tại ……., việc bàn giao, tiếp nhận tài sản công được thực hiện như sau:

A. THÀNH PHẦN THAM GIA BÀN GIAO, TIẾP NHẬN

1. Đại diện bên giao (Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp bàn giao):

Ông (Bà): ……………………  Chức vụ:..........................................

Ông (Bà): ……………………  Chức vụ:..........................................

2. Đại diện bên nhận (Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận):

Ông (Bà): ……………………  Chức vụ:..........................................

Ông (Bà): …………………… Chức vụ:..........................................

3. Đại diện cơ quan chứng kiến (nếu có) (Tên cơ quan chứng kiến):

Ông (Bà): ……………………  Chức vụ:..........................................

Ông (Bà): …………………… Chức vụ:..........................................

B. NỘI DUNG BÀN GIAO, TIẾP NHẬN

1. Danh mục tài sản bàn giao, tiếp nhận(2):

STT

Danh mục tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản)

Đơn vị tính

Số lượng

Nguyên giá (đồng)

Giá trị còn lại (đồng)

1

2

3

4

5

6

A

Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp,....

 

 

 

 

1

Địa chỉ nhà, đất 1

 

 

 

 

2

Địa chỉ nhà, đất 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Xe ô tô

 

 

 

 

1

Xe ô tô 1 (loại xe, biển kiểm soát...)

 

 

 

 

2

Xe ô tô 2 (loại xe, biển kiểm soát...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

Máy móc, thiết bị

 

 

 

 

1

Máy móc, thiết bị 1

 

 

 

 

2

Máy móc, thiết bị 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

Tài sản khác

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

2. Các hồ sơ liên quan đến quyền quản lý, sử dụng tài sản bàn giao, tiếp nhận:

.......................................................................................

.......................................................................................

3. Trách nhiệm của các bên giao nhận:

a) Trách nhiệm của Bên giao:

.......................................................................................

b) Trách nhiệm của Bên nhận:

......................................................................................

4. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao, tiếp nhận:

......................................................................................

.......................................................................................

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CHỨNG KIẾN (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Ghi rõ số, ngày tháng, trích yếu của Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư/giao tài sản công/thu hồi tài sản công/điều chuyển tài sản công/...).

(2) Căn cứ vào danh mục tài sản bàn giao, tiếp nhận cụ thể, bên giao, bên nhận bổ sung, chỉnh lý nội dung của các cột chỉ tiêu cho phù hợp. Ví dụ: khi bàn giao, tiếp nhận trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bổ sung cột diện tích đất, diện tích sàn; khi bàn giao, tiếp nhận tài sản có quyết định xử lý gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng thì bổ sung cột mục đích sử dụng hiện tại, mục đích sử dụng sau khi chuyển đổi;...

IV. Hướng dẫn lập biên bản bàn giao tài sản

1. Những Nội Dung Cần Có Trong Biên Bản Bàn Giao Tài Sản

Trong biên bản bàn giao tài sản thì những nội dung cần thiết mà hai bên cần phải điền đầy đủ như:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên văn bản: Biên bản bàn giao tài sản

- Thời gian, địa điểm: nêu chi tiết thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao, chuyển nhượng tài sản

- Các bên tham gia: Bên giao và bên nhận (gồm Họ tên, chức danh, bộ phận, phương thức liên lạc...) ghi đầy đủ, chi tiết thông tin cá nhân

- Nội dung tài sản được bàn giao như: Ghi đầy đủ tên tài sản, đơn vị, số lượng, tình trạng, giá trị tài sản, tình trạng thực tế… theo nguyên tắc đánh giá tài sản bàn giao

- Lời cam kết, đảm bảo: Nêu cụ thể về trách nhiệm bắt buộc của các bên tham gia bàn giao.

- Xin chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận của cả hai bên

Đặc biệt, đối với các loại bàn giao tài sản có giá trị lớn, biên bản bàn giao có thể xin chữ ký của người làm chứng (bên thứ 3) quá trình bàn giao (nếu có).

Tuy nhiên, mỗi loại biên bản giao nhận tài sản sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt. Ví dụ như biên bản giao hàng hóa sẽ khác với biên bản giao đất đai, thiết bị, tài liệu…

2. Các bước lập biên bản bàn giao tài sản

Bước 1: Xem xét lại toàn bộ tài sản đang quản lý

Trước khi viết nội dung trong báo cáo chính thức, bạn phải tạo một danh sách các tài sản mà mình đang quản lý, bảo quản, bao gồm cụ thể số lượng, chủng loại và giá trị sử dụng của từng loại tài sản.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp giá trị của tài sản bàn giao dựa trên sổ sách kế toán và tiến hành bàn giao công việc, tài sản theo thủ tục đã quy định.

Bước 2: Đề cập đến các vấn đề khó khăn liên quan đến tài sản

Biên bản bàn giao tài sản cũng có thể bao gồm danh sách những thách thức, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu trữ tài sản của cá nhân, công ty. Dựa vào đây, người tiếp nhận bàn giao có thể nhìn vào những khó khăn để đề ra phương án giải quyết các vấn đề đang xảy ra.

Bước 3: Bố trí thời gian và tiến hành bàn giao

Một báo cáo bàn giao tài sản chi tiết và được viết rõ ràng cho phép người nhận báo cáo dễ dàng điều chỉnh với vai trò lưu trữ, bảo quản tài sản mới.

3. Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản

Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên khi lập cần phải chú ý những điều sau:

- Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản bàn giao tài sản.

- Viết thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa các bên đầy đủ và rõ ràng, chi tiết

- Viết rõ trách nhiệm, cam kết giữa hai bên.

- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản như: Chủng loại, tên tài sản, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị hiện tại,...

- Có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu xác nhận, nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng (bên thứ ba)...

Một biên bản bàn giao tài sản chi tiết và được viết rõ ràng cho phép người nhận và người lập dễ dàng điều chỉnh với vai trò lưu trữ, bảo quản tài sản mới và theo dõi được tài sản còn lại.

V. Cách xác định giá trị tài sản bàn giao

Tài sản bàn giao phải được xác định chính xác giá trị đang theo dõi trên sổ kế toán và phải được đánh giá lại giá trị thực tế theo mặt bằng giá trị tại thời điểm và địa điểm bàn giao.

- Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán được xác định căn cứ vào các tài liệu kế toán hợp pháp (Sổ kế toán Bảng Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ kế toán...v.v.) theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

- Về nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

+ Có căn cứ khoa học kỹ thuật.

+ Đảm bảo chặt chẽ và chính xác.

+ Phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng.

- Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

+ Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng, giá trị bàn giao được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt để bàn giao hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình.

+ Đối với những tài sản đã sử dụng lâu, khi bàn giao phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm bàn giao; việc xác định giá trị tài sản bàn giao được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản bàn giao và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm bàn giao.

+ Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải bàn giao là giá trị còn lại của từng tài sản phải bàn giao cộng lại.

Trên đây là toàn bộ thông tin về biên bản bàn giao tài sản đã được Vietjack.me tổng hợp. Hy vọng bài viết đã cung câp những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc.

 

1 453 28/08/2023