Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024 -2025 mới nhất

Để cuộc họp phụ huynh đầu năm diễn ra thành công suôn sẻ thì ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất còn cần có kịch bản chương trình họp phụ huynh thật chi tiết cụ thể. Luật Minh Khuê cung cấp mẫu kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024 - 2025 mới nhất.

1 138 lượt xem


Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024 -2025 mới nhất

1. Họp phụ huynh đầu năm có cần thiết?

Họp phụ huynh là một buổi sinh hoạt gặp mặt do giáo viên tổ chức có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và ban cán sự lớp nhằm thảo luận các vấn đến xoay quanh việc học tập, phát triển của con em.

Không chỉ vậy buổi họp phụ huynh là cơ hội để xây dựng quan hệ giữa phía gia đình phụ huynh học sinh và phía nhà trường, thầy cô giáo. Để nhằm giải quyết các vấn đề xoay quanh việc học tập, phát triển của con em. Tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cho con em. Do vậy về việc lên kế hoạch, chuẩn bị về nội dung, hình thức là rất quan trọng. Ngoài chuẩn bị về cơ sở vật chất thì cần chuẩn bị kịch bản chương trình họp phụ huynh học sinh năm 2023 - 2024 để cuộc họp được tiến hành thuận lợi.

2. Mẫu kịch bản họp phụ huynh đầu năm các cấp

2.1 Kịch bản họp phụ huynh đầu năm Cấp Trung học Phổ thông

KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH

LỚP 10 A3 NĂM HỌC 2023 - 2024

Thời gian: 8 giờ, ngày ... tháng ... năm 20....

Thành phần: Ban giám hiệu, Giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh

Địa điểm: Trường Trung học Phổ thông ABC

Nội dung: ...

Bước 1: Ổn định - điểm diện:

Bước 2: Tuyên bố lý do

Hôm nay, ngày ... / ... / 20... được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường, lớp 10A3 tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 2023 - 2024 để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.

Bước 3: Nhận xét về đặc điểm tình hình lớp

- Sĩ số: 50 học sinh trong đó 30 Nam và 20 Nữ

- Sĩ số lớp năm 2023 - 2024 Tăng ... học sinh

- Thuận lợi:

+ Đa số các em học sinh đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.

+ Trình độ các em học sinh khá đồng đều;

+ Nhiều em có chữ viết đẹp, trình bày khoa học, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ;

+ Phần lớn các em có ý thức tự giác, chủ động trong học tập cũng như mọi hoạt động của nhà trường;

+ Nhiều em có ý thức xây dựng tập thể, có ý thức phấn đấu cao, có năng lực nội bật trong các hoạt động tập thể.

- Khó khăn còn tồn tại

+ Lớp đầu cấp nên tình trạng bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chậm chạp của các em học sinh còn tồn tại, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế;

+ Nhiều em hoạt động còn trầm, ngại ngùng, thiếu mạnh giạn trong giao tiếp và học tập;

+ Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu;

+ Một số em còn thiếu ý thức học tập, chểnh mảng trong học tập như mang thiếu sách vở, đồ dùng học tập,...

+ Dư âm của kỳ nghỉ cuối cấp trung học cơ sở vẫn còn tồn tại;

+ Tình trạng các em học sinh không thiết tha việc học do điều kiện gia đình khó khăn, thu nhập thấp, có gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, mô côi cha mẹ.

Bước 4: Phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024

Giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số phương hướng nhiệm vụ của lớp về tình hình học tập, lao động ... sau đó đưa ra chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm học

- Hạnh kiểm: 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt

- Học tập: Phấn đấu 30/50 học sinh xếp loại học lực giỏi đạt 60%; 40 % học sinh xếp loại học lực khá; không có học sinh xếp loại học lực trung bình;

- Thi đua: Đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc, chi đội mạnh

Thực hiện

Giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhất trí biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra như sau:

- Nhiệm vụ của Học sinh:

+ Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập;

+ Có ý thức vươn lên trong học tập, năng động, mạnh dạn chủ động trong học tập;

+ Hoàn thiện bài tập cũ đầy đủ và chuẩn bị bài học mới trước khi đến lớp;

+ Thực hiện đúng quy định về đồng phục của nhà trường

+ Chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông;

+ Chấp hành và tham gia tích cực các hoạt động của lớp cũng như các đoàn thể trong trường;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh về giờ giấc và giấy phép khi nghỉ học có chữ ký của phụ huynh học sinh

- Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:

+ Kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh;

+ Trao đổi thường xuyên với hội cha mẹ học sinh và từng phụ huynh học sinh những việc liên quan đến kết quả học tập rèn luyện, hạnh kiểm của các em;

+ Liên lạc với phụ huynh thông qua Sổ liên lạc điện tử ( do vậy phụ huynh học sinh cần cũng cấp số điện thoại chính xác, nếu có sự thay đổi cần kịp thời báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp);

+ Giáo viên bổ sung thêm hình thức xử phạt kỷ luật kèm theo khen thưởng trong quá trình học tập.

- Nhiệm vụ của phụ huynh học sinh

+ Liên tục nhắc nhở con em chấp hành nghiêm về giờ giấc đi học, ý thức tự học,...

+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ con em tự học ở nhà;

+ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt kịp thời những điểm tốt và chưa tốt của con em để đưa ra hình thức khen thưởng, xử phạt giáo dục phù hợp;

+ Động viên con em, thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con, tham gia họp phụ huynh đầy đủ khi có giấy mời của giáo viên chủ nhiệm cũng như của nhà trường;

+ Tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi khả năng cho con em mình về không gia học tập ( phòng học riêng, yên tĩnh, xa ti vi, truyện tranh,...) , đảm bảo về thời gian học.

+ Tạo điều kiện, động viên cho con em tham gia các hoạt động của nhà trường của các đoàn thể và của lớp;

+ Tạo điều kiện tốt nhất về đồ dùng học tập, trang phục, quán triệt con em mình ăn mặc, tóc tai không đúng với phong cách học sinh

+ Nghiêm cấm việc con em mình sử dụng điện thoại di động khi đến trường, nếu nhà trường phát hiện sử dụng tịch thu và xung và công quỹ;

+ Phụ huynh không cho con em mình đi xe máy trên 50 cc đến trường;

+ Khi có thông tin về con em mình cần trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm hoặc với bất kỳ giáo viên nào trong trường để nhà trường nắm bắt và có hướng xử lý;

+ Không nên cho con em đeo những trang sức quá đắt tiền, nhiều tiền bạc khi đến trường;

+ Nhắc nhở con em mình viết giấy xin nghỉ và có chữ ký của phụ huynh( có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại cho Giáo viên chủ nhiệm)

Bước 5: Thông báo các khoản thu

Thu theo quy định của cấp trên có văn bản hướng dẫn cụ thể ...

Bước 6: Hoạt động của chi hội cha mẹ học sinh Lớp

- Chi hội cha mẹ học sinh thống nhất thu, chi quỹ lớp để hoạt động trong năm học 2023 - 2024

+ Kinh phí đóng góp: ...

+ Quỹ lớp ... / 1 học sinh

+ Dự trù chi phí cho các hoạt động lấy từ kinh phí đóng góp của quỹ lớp:

+ Mua sắm dụng cụ học tập

+ Liên hoan ... văn nghệ ...

+ Chi khen thưởng ...

- Bầu chi hội phụ huynh

+ Chi hội trường ... ĐT: ...

+ Chi hội phó ... ĐT ...

+ Ủy viên ... ĐT ...

Bước 7: Kết luận

Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã để ra chút thời gian tham dự buổi họp phụ huynh đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong công việc.

Xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên chủ nhiệm

2.2 Mẫu kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm cấp Tiểu học

KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH

LỚP: 5A6 NĂM HỌC 2023 - 2024

Thời gian: 8h, ngày ... tháng ... năm 20....

Thành phần: Ban giám hiệu, Giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh

Địa điểm: Trường tiểu học ABC

Bước 1: Ổn định điểm diện

- Kiểm diện, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Bầu thư ký cuộc họp

- Thông qua nội dung cuộc họp

+ Báo cáo kết quả học tập đạt được năm học 2023 - 2024

+ Nhận xét từng học sinh ( năng lực, nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện)

+ Mục tiêu của năm học 2023 - 2024, phương án thực hiện, nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô, học sinh, phụ huynh học sinh;

+ Các khoản thu, chi của năm học mới;

Bước 2: Tiến hành báo cáo kết quả năm học 2023 - 2024

- Kết quả học tập, rèn luyện của con em học sinh

+ Sĩ số : 45 học sinh; 30 Nam, 15 Nữ

+ Hạnh kiểm: 100% em học sinh đạt hạnh kiểm tốt

+ Học lực: 20 em học sịnh xếp loại học lực giỏi; 23 em học xếp loại học lực khá; 2 em học sinh xếp loại học lực trung bình và không có học sinh xếp loại học lực yếu.

+ Học sinh hoàn thành chương trình Tiêu học: 45 em; đạt 100%

+ Học sinh được khen thưởng: 43 em chiếm 95%

+ Học sinh lên lớp thẳng: 45/45 đạt 100%

- Giáo viên

- ... Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận/Huyện;

+ ... đồng chí có Sáng kiến được công nhận cấp Quận/Huyện, trong đó có ... đồng chí có sáng kiến được công nhận ngành( tỉnh)

- Kết quả năm học ... của lớp.

Bước 2: Nhận xét từng học sinh

Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng em học sinh trên các tiêu chí năng lực, nhận thức, tố độ, sở trường, ý thức, kết quả,...

Bước 3: Mục tiêu và nhiệm vụ năm học 2023 - 2024

- Mục tiêu:

- Nhiệm vụ bên phía nhà trường, giáo viên

+ Triển khai Chương trình hành động của Bộ Giáo dụ và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo;

+ Tăng cường nề nếp kỷ cương, chất lượng, hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục tiểu học, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh;

+ Chỉ đạo quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;

+ Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục;

+ Khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

+ Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua học tập, rèn luyện;

+ Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;

+ Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng nhà trường, quản lý lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN;

+ Giữ vững quy mô lớp học, cùng lúc nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học;

+ Tăng cường tuyên truyền với các cấp, ngành, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh về hiệu quả của việc đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3;

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Thực hiện nghiêm chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT; Thực hiện tổ chức dạy môn tin học theo chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, 4, 5; Tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học và giáo dục trải nghiệm, tổ chức giao lưu trong lớp, khối lớp và liên khối giữa các trường tiểu học; Thành lập các câu lạc bộ( yêu thích tiếng anh, võ, thể dục, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, erobic, cờ vua, nhạc cụ, múa, khiêu vũ, trang trí, vẽ, lịch sử, địa lý,...; Tăng cường đổi mới công tác quản lý, giáo dục học sinh;

- Trách nhiệm của phụ huynh học sinh:

+ Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về tình hình học tập của con em;

+ Phụ huynh học sinh cần làm gương mẫu trong sinh hoạt, cuộc sống của con em;

+ Khen thưởng, xử phạt rõ ràng tuy nhiệm không đánh đập, chửi mắng, trách phạt các em;

+ Tôn trọng thầy cô giáo bằng lời nói và việc làm để giáo dục con em kính thầy, yêu bạn;

+ Lo toàn, đảm bảo điều kiện tốt nhất trong khả năng cho các cháu học tập;

+ Kết hợp với giáo viên duy trì các hoạt động học tập, rèn luyện, giúp đỡ ông bà, cha mẹ ở nhà của các em;

Bước 4: Trình bày Đặc điểm chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục của trường, khối nói chung và lớp mình nói riêng( đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học...)

Bước 5: Các hình thức liên lạc, trao đổi, kết nối giữa phụ huynh học sinh và phía nhà trường, giáo viên.

Việc liên lạc trao đổi giữa phụ huynh và bên phía giáo viên chủ nhiệm, Nhà trường là hết sức quan trọng

+ Hướng dẫn phụ huynh học sinh sử đụng Sổ liên lạc điện tử ( phụ huynh học sinh cung cấp số điện thoại chính xác, trường hợp thay đổi cần báo ngay với giáo viên chủ nhiệm để sửa đổi)

+ Các hình thức liên lạc khác như: Gặp trực tiếp, thông qua các phương tiện liên lạc, qua chi hội cha mẹ học sinh lớp, thông qua Hội cha mẹ học sinh của trường;

Bước 6: Trình bày các khoản phụ huynh học sinh và học sinh phải mua sắm, đóng góp và các khoản ủng hộ XHHGD năm học 2023 - 2024

Lấy ý kiến và thông qua các khoản thu, chi, dự thu, dự chi trong năm học

Bước 7: Kết luận

Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc cuộc họp. Xin chân thành cảm ơn các đại biểu và các bậc phụ huynh đã dành thời gian để tham dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong công việc.

Xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên chủ nhiệm

3. Một số thắc mắc thường gặp trong cuộc họp phụ huynh

Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024 -2025 mới nhất (ảnh 1)

3.1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ và có quyền như thế nào?

- Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

- Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp

+ Triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ( Trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;

+ Tổ chức lấy ý kiến cho mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo, chất lượng dạy học;

+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

3.2. Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh ?

- Trách nhiệm của cha mẹ học sinh

+ Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra;

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội dung nhà trường;

+ Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.

- Quyền của cha mẹ học sinh

+ Cha mẹ, người giám hộ học sinh có quyền yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ;

+ Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường;

+ Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vẫn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ;

+ Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;

+ Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện;

+ Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1 138 lượt xem