Mẫu Quyết định ban hành quy chế dành cho mọi doanh nghiệp cập nhật năm 2024
Quyết định ban hành quy chế là văn bản được lập ra để quyết định về việc ban hành Quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… Quyết định này sẽ được gửi tới chủ thể có trách nhiệm tiếp nhận để ban hành quy chế và thi hành trên thực tế.
Mẫu Quyết định ban hành quy chế dành cho mọi doanh nghiệp cập nhật năm 2024
1. Quyết định ban hành quy chế là gì?
Quy chế, Quyết định ban hành quy chế là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, có thể hiểu quy chế là một văn bản hay nhiều văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành.
Quy chế giúp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, tổ chức hoạt động, công tác nhân sự,... Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và mang tính nguyên tắc.
Ví dụ: Quy chế khen thưởng, Quy chế tiền lương, Quy chế làm việc, Quy chế tài chính…
Còn với Quyết định ban hành Quy chế, đây là văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định về việc ban hành Quy chế. Quyết định này sẽ được gửi cho cá nhân, bộ phận, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận để tiến hành ban hành quy chế, phổ biến cho cấp dưới biết và thực thi. Trong Quyết định ban hành Quy chế thường sẽ gắn kèm bản Quy chế cụ thể.
2. Một số mẫu Quyết định ban hành quy chế chi tiết
2.1 Mẫu Quyết định ban hành quy chế làm việc
CÔNG TY… Số:…/QĐ-…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….,ngày ….tháng….năm….. |
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ
(V/v Ban hành quy chế…..)
Căn cứ Bộ Luật lao động năm 2019;
Căn cứ Nghị định số:…./NĐ-…… ;
Căn cứ Điều lệ công ty……;
Căn cứ……………………..;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quyết định ban hành kèm theo Quy chế ……….. đối với Bộ phận……
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày………..
Điều 3: Trưởng bộ phận……….có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn nhân viên trong Bộ phận mình tiếp nhận và thi hành Quyết định.
Nơi nhận: – Lưu VT |
GIÁM ĐỐC |
QUY CHẾ LÀM VIỆC CÔNG TY
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
– Quy định này quy định chế độ trách nhiệm, nguyên tắc làm việc và trình tự giải quyết công việc của các cá nhân thuộc Công ty …
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các cá nhân thuộc Công ty … bao gồm: Giám Đốc, Quản Lý, nhân viên trực thuộc Công ty …
Điều 3: Chế độ Trách nhiệm
- Giám đốc Công ty là người đại diện theo Pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt đồng và các quyết định, quy định, quy chế Công ty.
- Quản lý người giúp GĐ điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
- Nhân viên chịu trách nhiệm trước Quản lý về chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao, ngoài ra còn phải chấp hành sự điều động, phân công công tác của lãnh đạo Công ty.
Điều 4: Nguyên tắc và chế độ làm việc
Nguyên tắc:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Quản lý có nhiệm vụ soạn thảo các quy định, các quy chế quản lý theo lĩnh vực mình phụ trách, trình lãnh đạo Công ty quyết định, nhân viên Công ty cũng là người tổ chức thực hiện.
- Xử lý công việc theo nguyên tắc chủ động, bàn bạc, tham khảo trao đổi ý kiến với các cá nhân có liên quan để giải quyết và tự chịu trách nhiệm.
- Một người một đơn vị được giao nhiều việc, một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm chính.
- Thời gian làm việc 08 giờ/ngày. (Trừ ngày được nghỉ làm việc theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn của Công ty)
Chế độ làm việc
- Giám đốc điều hành công việc theo chế độ Thủ trưởng, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và cá nhân tự chịu trách nhiệm.
- Quản lý chủ động giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Giám Đốc xem xét giải quyết.
- Quản lý giải quyết công việc hàng ngày trên cơ sở báo cáo thông tin của nhân viên, những vấn đề quan trọng phức tạp, họp bàn lấy ý kiến để quyết định, khi cần thiết Quản lý làm việc trực tiếp với Giám Đốc, hoặc nhân viên liên quan để giải quyết xử lý công việc.
- Hàng tháng Giám đốc họp kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch tháng và nhiệm vụ tháng sau, hàng tuần giao ban kiểm điểm công việc tuần.
- Khi Giám đốc đi vắng, Giám đốc uỷ quyền cho Quản lý thường trực giải quyết công việc trong thời gian được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định trong thời gian trên.
* Đối với Quản Lý:
- Quản lý phân công kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhân viên thuộc quyền quản lý, hàng tháng nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành, phân loại để trả lương.
- Quản lý chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động bàn bạc với các cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc.
* Nhân viên:
- Phải hoàn thành đầy đủ, có hiệu quả về số lượng, chất lượng công việc do Quản lý hoặc Giám đốc trực tiếp phân công và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc của mình.
- Phải xử lý công việc đến cùng, nếu không giải quyết được phải báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý tiếp tục giải quyết.
- Nhân viên cần nghỉ việc để giải quyết công việc riêng phải xin phép Quản lý được phép giải quyết cho nhân viên nghỉ việc tại chỗ không hưởng lương 01 ngày trong một năm, nếu có nhu cầu nghỉ việc với số ngày nhiều hơn thì tiến hành thủ tục xin nghỉ theo quy định hiện hành.
Điều 5: Các loại chương trình và kế hoạch công tác:
- Công ty có chương trình công tác tuần, tháng và kế hoạch công tác Quý, 6 tháng, năm và kế hoạch dài hạn.
- Các cá nhân có chương trình công tác tháng, tuần hoặc có những đề xuất mới về công tác gửi cho Quản lý xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc ký chỉ đạo thực hiện.
- Chương trình công tác là những công việc cụ thể được đề ra trong ngày, tuần, tháng, có thời hạn hoàn thành cụ thể.
- Quản lý căn cứ vào chương trình công tác của cá nhân để đôn đốc việc thực hiện.
Điều 6: Soạn thảo, kiểm tra văn phòng trình ký văn bản:
6.1. Soạn thảo:
- Các văn bản Công ty ban hành là những văn bản hành chính thông thường, mang tính chất thực thi các chủ trương chính sách, chế độ của Công ty.
- Công văn, chỉ thị Quyết định, hướng dẫn thực hiện các văn bản của cấp trên. Các phòng chức năng căn cứ nhiệm vụ được giao chủ động soạn thảo trình lãnh đạo Công ty xem xét, phê duyệt ký ban hành..
- Quy chế, Quy định, phòng ban chức năng được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo đề cương, báo cáo lãnh đạo Công ty phụ trách lĩnh vực xin ý kiến chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện, sau khi có dự thảo văn bản gửi lấy ý kién góp ý đối với các phòng ban chức năng để hoàn chỉnh dự thảo trình lãnh dạo Công ty ký ban hành.
- Tờ trình Giám Đốc ký hoặc uỷ quyền cho Quản lý phụ trách lĩnh vực ký.
- Tờ trình Giám đốc các nhân viên chủ động soạn thảo văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Quản lý trình ký.
- Quản lý có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo văn bản đúng thời hạn. Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo hoặc tham gia góp ý nếu chậm trễ mà không có lý do chính đáng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.
6.2. Trình ký:
- Sau khi hoàn chỉnh dự tháo văn bản, Quản lý ký nháy, trình lãnh đạo Công ty ký theo lĩnh vực, thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Công ty. Trường hợp người phụ trách lĩnh vực đi vắng nếu cần thiết báo cáo Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo, không được trình ký người không phụ trách lĩnh vực.
- Nhân viên không được phép trực tiếp trình Giám đốc Công ty ký các văn bản, trường hợp cần thiết được phép của Giám Đốc Công ty nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình trên.
6.3. Thẩm quyền ký
- Giám Đốc ký các văn bản theo nhiệm vụ, quyền hạn được Giám đốc Công ty quy định.
- Quản lý ký thay Giám đốc các văn bản xử lý những vấn đề cụ thể theo lĩnh vực được phân công, ngoài ra tuỳ trường hợp Giám đốc sẽ uỷ quyền ký thay các văn bản cụ thể.
- Giám đốc ký các văn bản liên quan đến hoạt động tài chính Kế toán theo phân cấp quản lý Tài chính của Công ty. Khi Giám đốc đi vắng sẽ được uỷ quyền cụ thể.
- Quản lý được Giám đốc uỷ quyền ký thừa lệnh và đóng dấu Công ty một số văn bản có tính chất chuyên ngành.
- Quản lý ký thừa lệnh các văn bản có tính chất hướng dẫn chế độ chính sách, thông báo các cuộc họp , các loại giấy mời, giấy giới thiệu liên hệ công tác, lệnh điều xe và một số văn bản khác khi lãnh đạo Công ty có uỷ quyền cụ thể.
Điều 7: Tổ chức hội họp
- Cuộc họp do Lãnh đạo Công ty chủ trì. Đơn vị được giao có trách nhiệm chuẩn bị về nội dung, tài liệu, số người tham gia, thời gian, các nhân viên có trách nhiệm tổ chức phục vụ, Quản lý đôn đốc kiểm tra.
- Để chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho cuộc họp, người chủ trì cuộc họp do Lãnh đạo Công ty quyết định, các đơn vị chủ động phối hợp giải quyết công việc, thực hành tiết kiệm.
- Người chủ trì cuộc họp phải có kết luận, các cuộc họp do lãnh đạo Công ty chủ trì, tuỳ tính chất, nội dung cuộc họp, Quản lý thông báo kết quả nội dung các cuộc họp đến các cá nhân để triển khai thực hiện.
Điều 8: Tiếp khách
- Quản lý làm nhiệm vụ thường trực, đón khách và chỉ dẫn khách đến Công ty liên hệ công tác.
- Khách có nhu cầu làm việc với lãnh đạo Công ty. Người làm nhiệm vụ thường trực, đón khách phải đặt vấn đề để khách trình bày về mục đích, nội dung, người cần gặp, thời gian làm việc đăng ký đến các phòng chức năng chủ động đón tiếp và giải quyết công việc có hiệu quả.
Điều 9: Đi công tác
- Giám Đốc đi công tác, các Phòng chức năng được giao nhiệm vụ, chuẩn bị liên quan và các điều kiện phục vụ để chuyến đi công tác đạt hiệu quả.
- Quản lý, nhân viên đi công tác phải có chương trình, kế hoạch, nội dung cụ thể, báo cáo Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Người được cử đi công tác, phải chuẩn bị nội dung, xin ý kiến của người uỷ quyền để phát biểu, không phát biểu với tư cách cá nhân, kết thúc chuyến công tác phải báo cáo kết quả với người uỷ quyền.
- Cấm mọi hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn để vụ lợi cá nhân trong việc đi công tác và gây khó dễ cho đơn vị. Chế độ công tác phí thực hiện theo quy định.
Điều 10: Công tác bảo vệ trật tự, trị an, chế độ thông tin
- Đối với các phòng chức năng : Có trách nhiệm quản lý, giữ gìn, bảo vệ toàn bộ tài sản, máy móc, trang thiết bị, hồ sơ tài liệu làm việc của phòng mình..
- Cán bộ, nhân viên trong cơ quan Công ty phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khai thác và truy cập thông tin trên mạng tin học .
- Quản lý chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và phát ngôn với các phương tiện đại chúng, các tổ chức, cá nhân.
Điều 11 : Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.
Giám đốc Công ty là người trực tiếp giải quyết các vấn đề khiếu nại tố cáo, trường hợp Giám đốc đi vắng Quản lý là người trực tiếp tiếp giải quyết.
Điều 12: Văn hoá cơ quan
- Thực hiện đeo thẻ trong giờ làm việc, không được tụ tập để bàn tán công việc khác không liên quan đến công việc được giao. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh chung nơi công cộng.
- Không được thắp hương nơi làm việc trừ trường hợp khai trương.
- Không hút thuốc lá trong Phòng làm việc, Phòng họp, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn.
- Không được gọi điện to tiếng ở phòng làm việc.
- Nghiêm cấm mọi hành vi cung cấp thông tin cuả Công ty khi chưa được phép hoặc vì mục đích vụ lợi. Cá nhân vi phạm tuỳ theo mức độ bị xử lý kỷ luật.
Điều 13: Hiệu lực thi hành
Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các đơn vị trực thuộc và nhân viên Công ty có trách nhiệm thi hành Quy chế này .
GIÁM ĐỐC
2.2. Mẫu Quyết định ban hành quy chế tiền lương, thưởng
CÔNG TY …………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc |
Số: 10 / QĐ-… |
….., ngày ……….tháng ………. năm |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Ban hành quy chế lương và thu nhập cho CNV)
- Căn cứ chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………………;
- Căn cứ vào điều lệ hoạt động của Cty ………………………..;
- Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Công ty;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này:
1/- Quy chế tiền lương và thu nhập
2/- Quy định chế độ công tác phí
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…../…/….
Điều 3: Các phòng, ban và toàn thể công nhân viên trong Công Ty …………………căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: Giám đốc
- Như điều 3 “để thi hành”
- Các TV HĐQT
- Lưu VT
QUY CHẾ
TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH
Quy định về trả tiền lương, tiền thưởng cho cá nhân, bộ phận nhằm mục đích khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trong vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Quy định về các khoản mà người lao động được nhận khi làm làm việc chính thức tại công ty.
Quy định về cách tính tiền thưởng, tiền lương của các khoản tiền lương và phụ cấp theo lương.
Thực thi theo đúng quy định của pháp luật về lao động về thưởng lương và chế độ dành cho người lao động.
Đảm bảo đời sống cho người lao động trong Công ty, yên tâm làm việc, công tác đáp ứng mức sống cơ bản cho người lao động trong công ty.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho toàn thể người lao động làm việc tại công ty.
III. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Lương chính
Là mức lương trả cho người lao động làm hành chính trong điều kiện bình thường theo thời gian làm việc thực tế trong tháng. Mức lương này được xác định theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng.
Điều 2. Lương đóng bảo hiểm xã hội
Là mức tiền lương và phụ cấp theo lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
Điều 3. Lương thử việc
Được hưởng bằng 85% lương mức lương chính thức của công việc đó.
Điều 4. Lương khoán
Là mức lương dành cho cá nhân trực tiếp làm công việc có tính chất thời vụ, vụ việc, những công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, theo khối lượng công việc chi tiết qua hợp đồng khoán việc.
Điều 5. Cách tính lương
Sử dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng bằng ngày công chấm chuẩn làm việc tháng.
Điều 6. Lương thời gian
Được áp dụng cho tất cả nhân viên và các lãnh đạo tham gia làm việc tại công ty.
Chương 2
CÁC KHOẢN TRỢ CẤP VÀ PHỤ CẤP
Ngoài mức lương chính nhận được qua thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao động thì người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp và phụ cấp như sau:
Điều 7. Phụ cấp
7.1 Chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo các mức sau:
Chức danh |
Giám đốc |
Phó giám đốc |
Kế toán trưởng |
Trưởng phòng kinh doanh |
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm |
5.500.000 đồng |
4.500.000 đồng |
3.500.000 đồng |
4.000.000 đồng |
7.2 Tất cả người lao động chính thức (ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng lao động trên 03 tháng: được hưởng các loại phụ cấp sau:
Chức danh |
Phụ cấp mỗi tháng |
||
Ăn trưa |
Điện thoại |
Xăng xe |
|
Giám đốc |
830.000 đồng |
1.100.000 đồng |
650.000 đồng |
Phó giám đốc |
820.000 đồng |
900.000 đồng |
550.000 đồng |
Kế toán trưởng |
810.000 đồng |
800.000 đồng |
450.000 đồng |
Trưởng phòng kinh doanh |
800.000 đồng |
900.000 đồng |
950.000 đồng |
Nhân viên kế toán |
780.000 đồng |
600.000 đồng |
450.000 đồng |
Nhân viên kinh doan |
780.000 đồng |
400.000 đồng |
450.000 đồng |
Nhân viên bán hàng |
780.000 đồng |
400.000 đồng |
450.000 đồng |
Thủ quỹ |
780.000 đồng |
400.000 đồng |
450.000 đồng |
Thủ kho |
780.000 đồng |
400.000 đồng |
450.000 đồng |
Ghi chú:
Mức hưởng trên tính cho 01 tháng làm việc đầy đủ theo ngày công hành chính.
Mức hưởng cụ thể được ghi trong Hợp đồng lao động hoặc quyết định của hội đồng thành viên cho từng cá nhân.
Đây là mức phụ cấp cao nhất mà người lao động được phân công làm việc theo các chức danh trên có thể nhận được.
7.3 Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng (thời vụ, khoán, thử việc): được thỏa thuận các khoản phụ cấp cụ thể trong HĐLĐ.
Điều 8. Trợ cấp
Mức hưởng cụ thể của từng lao động được ghi chi tiết trong Hợp đồng lao động hoặc tại quyết định của hội đồng thành viên trong Công ty.
Tất cả lao động chính thức (ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng lao động từ 06 tháng trở lên được hưởng thêm khoản tiền hỗ trợ thuê nhà từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng mỗi tháng.
Điều 9. Các khoản phúc lợi khác
9.1 Chế độ hiếu hỉ
Người lao động: 1.200.000 đồng/người/lần.
Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị, em ruột: 600.000 đồng/người/lần.
9.2 Hàng năm: Hàng năm công ty tổ chức cho người lao động đi thăm quan, nghỉ mát, thắng cảnh, du lịch tại địa điểm của do ban lãnh đạo công ty lựa chọn.
Chương 3
TÍNH VÀ TRẢ LƯƠNG
Điều 10. Cơ sở tính lương
Việc tính lương dựa trên cơ sở: Chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định.
Cơ sở tính lương cho người lao động: Căn cứ vào thời gian làm việc tại bảng chấm công.
Tiền lương tháng = (Tiền lương chính + Phụ cấp, trợ cấp nếu có) : 26 x số ngày làm việc thực tế.
Điều 11. Hạn trả lương
Toàn thể nhân viên Công ty được chi trả tiền lương vào ngày cuối cùng của tháng.
Điều 12. Tiền lương làm thêm giờ
Căn cứ theo cách tính quy đinh hiện hành của Bộ Luật lao động như sau:
12.1 Làm thêm vào ngày thường
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 150% x Lượng giờ làm thêm
12.2 Làm thêm vào ngày Chủ nhật
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 200% x Lượng giờ làm thêm
12.3 Làm thêm vào ngày Lễ, Tết:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 300% x Lượng giờ làm thêm
Điều 13. Công tác phí
13.1 Đi về trong ngày: 400.000 đồng/ngày
13.2 Đi về cách ngày:
Cán bộ đến công tác tại nơi núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sau hưởng phụ cấp 550.000 đồng/ngày.
Cán bộ công tác tại thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh đồng bằng, trung du hưởng phụ cấp 500.000 đồng/ngày.
Ngoài tiền phụ cấp lưu trú trên, người lao động sẽ được thanh toán tất cả chi phí ăn ở, đi lại theo thực tế phát sinh (theo chứng từ xác nhận).
Điều 14. Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương
14.1 Nghỉ Lễ, Tết: Theo quy định của Bộ Luật lao động.
14.2 Bản thân kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
14.3 Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
14.4 Cha mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ) vợ hoặc chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.
14.5 Nghỉ phép: Người lao động xin thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ này.
Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký hợp đồng lao động thì chưa hưởng các chế độ của nhà nước quy định.
Chương 4
THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ XÉT TĂNG LƯƠNG
Điều 15. Chế độ xét tăng lương
Mỗi năm lãnh đạo công ty sẽ họp bàn xét tăng lương cho nhân viên một lần vào tháng 04 hàng năm.
Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: Những nhân viên có đủ thâm niên 02 năm hưởng một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần liền kề với ngày xét tăng lương mới) với điều kiện là hoàn thành tố công việc được giao, không vi phạm quy định lao động.
Trường hợp có vi phạm cho vào diện xét thì năm sau mới được xét nâng lương, và với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.
Điều 16. Thủ tục xét nâng lương
Ban lãnh đạo Công ty sẽ họp và công bố việc xét duyệt để xét duyệt. Những nhân viên chưa được xét tăng lương thì Giám đốc Công ty sẽ giải thích cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác.
Điều 17. Mức nâng của mỗi bậc lương
Nâng lương từ 10 đến 20% mức lương hiện tại tùy theo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mức này dựa vào thang bảng lương ký với cơ quan bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương 5
CHẾ ĐỘ THƯỞNG
Điều 18. Thưởng thâm niên
Nhân viên làm việc tại Công ty trên 03 năm sẽ có mức thưởng được ban bố vào đợt chi trả lương tháng cuối cùng trong năm.
Nhân viên kinh doanh đạt doanh thu do Ban giám đốc giao được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng, vượt doanh thu thì Giám đốc kinh doanh sẽ làm tờ trình về mức hưởng cho từng nhân viên trình Ban giám đốc duyệt và chuyển cho phòng Ké toán trả cùng với lương tháng.
Điều 19. Thưởng Tết Âm lịch
Công ty nếu kinh doanh có lãi sẽ trích lợi nhuận để thưởng tặng quà cho nhân viên, mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của từng năm.
Điều 20. Thưởng ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng, Quốc tế Lao động
Tiền thưởng từ 350.000 đồng đến 650.000 đồng. Mức thưởng cụ thể của từng nhân viên sẽ được ghi trong Quyết định của hội đồng thành viên Công ty tại thời điểm thưởng.
Điều 20. Thưởng đạt doanh thu
Cuối mỗi năm dương lịch, phòng kinh doanh đạt doanh thu do Ban Giám đốc giao sẽ được hưởng phần trăm doanh thu tháng.
Trên đây là nội dung quy định về tiền thưởng, tiền lương, phụ cấp, trợ cấp áp dụng cho cán bộ công nhân viên tại Công ty. Giao cho trưởng phòng hành chính nhân sự và Kế toán trưởng Công ty, triển khai thực hiện.
T.M Ban Giám đốc
Giám đốc (ký tên và đóng dấu)
Xem thêm các chương trình khác: