Mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất năm 2024

Biên bản kiểm tra hệ thống điện là gì? Mục đích của biên bản kiểm tra hệ thống điện? Mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện? Hướng dẫn viết biên bản kiểm tra hệ thống điện? Những quy định về điều độ hệ thống điện? Những quy định về hoạt động điện lực?

1 658 07/01/2024
Tải về


Mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất năm 2024

1. Biên bản kiểm tra hệ thống điện là gì?

Biên bản kiểm tra hệ thống điện là văn bản xác lập trong quá trình kiểm tra điện ghi nhận lại toàn bộ quá trình kiểm tra, thanh tra, rà soát phạm vi điện lưới có vấn đề do đề nghị của dân hoặc chỉ đạo của cơ quan chức năng và sau khi rà soát, cơ sở sẽ được bàn giao cho các hộ sử dụng hoặc khóa bảo vệ. Trong biên bản kiểm tra hệ thống điện phải nêu được những nội dung về Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hệ thống điện, nội dung kiểm tra hệ thống điện,…

Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

Hệ thống điện tự dùng trong nhà máy phát điện phải được thiết kế, lắp đặt hợp lý và phải bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện tự dùng.

2. Mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh., ngày……tháng……năm……

BIÊN BẢN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

Hôm nay, ngày……tháng……năm……, tại……….chúng tôi gồm:

Người bàn giao:…

Chức vụ:……….Bộ phận:…………..

Người nhận bàn giao:……..

Chức vụ:…….Bộ phận:…

NỘI DUNG BÀN GIAO (Biên bản kiểm tra tủ điện hệ thống điện)

Thông số

Giá trị

Kết quả kiểm tra

Ghi chú

Người kiểm tra

Hai bên cùng thống nhất ký vào biên bản, biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện Bên A

(Ký, họ tên)

Đại diện Bên B

(Ký, họ tên)

3. Mục đích của biên bản kiểm tra hệ thống điện

Biên bản kiểm tra hệ thống điện là văn bản ghi chép lại những nội dung về Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hệ thống điện, nội dung kiểm tra hệ thống điện,…Biên bản kiểm tra hệ thống điện phải được công khai minh bạch và được thông qua bởi sự xác nhận của người kiểm tra, bên được kiểm tra.

Mẫu biên bản kiểm tra hệ thống điện và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất năm 2024 (ảnh 1)

4. Hướng dẫn viết biên bản kiểm tra hệ thống điện

Nội dung của biên bản kiểm tra hệ thống điện phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin như sau: những thông tin về Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hệ thống điện, nội dung kiểm tra hệ thống điện,. Các bên thống nhất với nhau và ký kết biên bản, và lập thành nhiều bản sao có giá trị như nhau.

5. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia

Điều độ hệ thống điện là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện được quy định rất cụ thể rõ ràng trong Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012

Quyền của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia

+ Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các quyền sau đây:

– Chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;

– Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện;

– Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia; huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia; chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;

– Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện và phân phối điện; nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các nghĩa vụ sau đây:

+ Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế;

+ Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới điện truyền tải quốc gia;

+ Tuân thủ các quy định về điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực, lưới điện truyền tải và các hướng dẫn của cơ quan điều tiết điện lực, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; không phân biệt đối xử trong việc huy động công suất, điện năng của các đơn vị phát điện trong hệ thống điện quốc gia;

+ Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố;

+ Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực lập hoá đơn thanh toán;

+ Báo cáo kịp thời với cơ quan điều tiết điện lực và thông báo cho đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực về những tình huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;

6. Những quy định về hoạt động điện lực

Căn cứ vào quy định tại Điều 3, Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012 ta thấy được:

Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.

6.1. Sử dụng đất cho các công trình điện lực

+ Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.

+ Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

+ Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.

6.2. Điều tiết hoạt động điện lực

Tại Điều 66, Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012 quy định:

“1. Nội dung điều tiết hoạt động điện lực:

a) Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện;

b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện cân bằng cung cầu về điện;

c) Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật này;

d) Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện, điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;

đ) Nghiên cứu, xây dựng biểu giá bán lẻ điện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về giá điện;

e) Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về biểu giá bán lẻ điện;

g) Quy định khung giá phát điện, giá bán buôn điện, phê duyệt phí truyền tải điện, phân phối điện và các phí khác;

h) Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối để bảo đảm phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt;

i) Xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị trường điện lực;

k) Kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt;

l) Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.

2. Cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực hiện các nội dung điều tiết hoạt động điện lực quy định tại khoản 1 Điều này. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tiết điện lực.”

Nhà nước sẽ có chính sách xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

1 658 07/01/2024
Tải về