Mẫu email xin nghỉ việc [Mới nhất năm 2024]

Khi người lao động vì nhiều lý do mà không còn có thể “đi tiếp” với công ty, xin nghỉ việc là một cách bày tỏ mong muốn được chấm dứt hợp đồng lao động với công ty đang làm việc. Bạn có thể viết đơn tay hoặc gửi email xin nghỉ việc. Dưới đây Vietjack.me giới thiệu tới bạn đọc mẫu email xin nghỉ việc chuyên nghiệ nhất:

1 246 05/04/2024


Mẫu email xin nghỉ việc [Mới nhất năm 2024]

1. Email xin nghỉ việc chuyên nghiệp cần những gì?

Khi viết mail, cần chú ý những điểm sau:

1.1. Lý do nghỉ việc thật thuyết phục

Đây là một phần rất quan trọng của thư. Với lý do hợp tình hợp lý sẽ thuyết phục được sếp đồng ý, tạo điều kiện cho bạn ra đi một cách thuận lợi và dễ dàng nhất có thể. Do đó, hãy vận dụng vào những hiểu biết về sếp cũng như điều kiện của công ty nơi mình làm việc để đưa ra những lý do phù hợp.

Bên cạnh đó, sự chân thành của lời lẽ trong thư sẽ giúp sếp dễ cảm thông, đồng cảm với những lý do mà bạn đưa ra.

1.2. Ghi rõ thời gian nghỉ việc

Việc ghi cụ thể thời gian mà bạn chính thức nghỉ không chỉ giúp người quản lý nắm bắt được thông tin mà còn để công ty có thời gian tìm kiếm người mới thay thế vị trí của bạn.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn, còn hợp đồng có thời hạn từ 12 - 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày, hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày, trừ một số trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp không cần báo trước.

Bên cạnh đó, nếu công việc của bạn tương đối phức tạp cần nhiều thời gian để bàn giao công việc, nếu có thể, bạn hãy đề nghị ở lại lâu hơn để giúp bàn giao việc cho người mới. Hành động này sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với quản lý và đồng nghiệp.

1.3. Nói rõ về những công việc còn dang dở

Thường khi bạn nghỉ việc sẽ để lại một số công việc, dự án còn đang dang dở. Hãy báo cáo một cách cụ thể, chi tiết về tình trạng của những công việc bạn đang thực hiện trước khi nghỉ việc để sếp nắm bắt tình hình và chọn người để nhận bàn giao công việc.

Đồng thời, bạn cũng nên hứa hẹn sẽ cố gắng hoàn tất việc bàn giao, giữ thông tin liên lạc và hỗ trợ người nhận bàn giao nếu công việc tiếp nhận có vấn đề phát sinh.

Đây không chỉ thể hiện sự nhiệt tình với đồng nghiệp mà còn cho thấy tinh thần trách nhiệm và thái độ chuyên nghiệp của bạn.

1.4. Đừng quên lời cảm ơn

Dù thời gian làm việc ngắn hay dài thì công việc cũng đã đem đến cho bạn những kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn đến sếp và những người đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện để bạn phát triển trong thời gian làm việc.

Lời cảm ơn không bao giờ là vô ích. Nó không chỉ là phép lịch sự mà còn thể hiện sự chân thành, chuyên nghiệp của bạn.

1.5. Không đưa ra những lời chỉ trích hay phê phán

Ngay cả khi bạn rất bất mãn với công việc, với cấp trên và đồng nghiệp thì cũng không nên đề cập điều đó trong mail. Thư xin nghỉ việc là một hình thức thông báo rằng bạn dừng công việc hiện tại. Chỉ nên dùng những ngôn từ nhã nhặn, tích cực, khách quan để viết mail xin nghỉ việc.

2. Cách viết email xin nghỉ việc cho thật khéo léo?

Một email xin nghỉ việc thường gồm các phần sau:

Phần 1: Mở đầu

Phần này bao gồm tên người nhận hoặc nơi nhận thư xin nghỉ việc - thông báo rõ ngày bạn chính thức kết thúc công việc và rời khỏi công ty. Bạn chỉ nên nói đơn giản, trực tiếp đi vào vấn đề không cần hoa mỹ.

Ví dụ:

Kính gửi [tên sếp bạn],

Em xin gửi thư đính kèm như là thông báo chính thức về việc em sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [chức danh]. Ngày làm việc cuối cùng của em là [ngày bạn chính thức nghỉ].

Phần 2: Cảm ơn

Cảm ơn trong mail xin nghỉ việc là một phần quan trọng. Hãy cảm ơn công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn làm việc và thể hiện sự biết ơn vì đã có được những kinh nghiệm quý báu thông qua những dự án hoặc công việc được giao.

Ví dụ:

Em xin cảm ơn công ty đã cho em cơ hội làm việc trong khoảng thời gian qua. Em rất yêu thích công việc và những cơ hội đã được công ty tin tưởng giao phó. Em đã học được nhiều điều bổ ích trong công việc như [liệt kê một số công việc nổi bật mà bạn đã đảm nhiệm], và những kinh nghiệm này sẽ theo em trong suốt hành trình nghề nghiệp của mình.

Phần 3: Bàn giao công việc

Đây chính là phần thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc đối với công việc của bạn. Nên liệt kê các đầu việc đang làm cần được hoàn thành, tiến cử người để bàn giao lại công việc,…

Bên cạnh đó, bạn cũng thể hiện sự sẵn lòng hỗ trợ công ty trong quá trình chuyển giao công việc. Bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ bàn giao công việc suôn sẻ và bạn sẽ làm việc đến tận ngày cuối cùng.

Ví dụ:

Trong tháng cuối cùng làm việc tại công ty, em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc còn dang dở và bàn giao công việc cho đồng nghiệp cho đến khi nghỉ việc. Vui lòng báo cho em biết nếu em có thể giúp gì cho công ty trong thời gian chuyển giao này.

Xin chúc công ty luôn thành công, và em hy vọng sẽ vẫn giữ liên lạc với công ty trong tương lai.

Trân trọng,

[tên của bạn]

3. Mẫu đơn xin nghỉ việc hoàn chỉnh

Tiêu đề mail: THƯ XIN NGHỈ VIỆC_[TÊN CỦA BẠN]_ [VỊ TRÍ/CHỨC DANH]

Kính gửi: Anh/chị [tên người nhận]

Em xin gửi email này để thông báo chính thức về việc em sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [tên vị trí/chức danh][lý do nghỉ việc]. Ngày làm việc cuối cùng của em sẽ là [ngày chính thức nghỉ]. Em rất lấy làm làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại [tên công ty] trong thời gian sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện cho em có cơ hội làm việc trong thời gian qua. Em cảm thấy cảm thấy may mắn khi được làm việc cùng những đồng nghiệp thân thiện trong một môi trường làm việc vô cùng tốt, đồng thời cũng rất biết ơn sự hỗ trợ và tạo điều kiện của cấp trên và đồng nghiệm để em có thể hoàn thành tốt công việc này. Trong suốt quá trình làm việc tại công ty, em đã học được nhiều điều bổ ích như [liệt kê các kinh nghiệm, bài học mà bạn có được] và những kinh nghiệm này sẽ theo em ở hành trình nghề nghiệp trong tương lai.

Trong tháng cuối cùng làm việc tại công ty, em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc còn dang dở, đồng thời sẽ hướng dẫn và bàn giao công việc cho người thay thế vị trí của mình. Ngoài ra, anh/ chị vui lòng báo cho em biết nếu em có thể giúp gì cho công ty trong thời gian chuyển giao công việc.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn anh/chị và công ty đã tin tưởng em trong suốt thời gian vừa em. Xin chúc công ty luôn thành công và em hy vọng sẽ vẫn giữ liên lạc với công ty trong tương lai.

Trân trọng,

Ký tên

[tên của bạn]

1 246 05/04/2024