Mẫu hợp đồng đào tạo nghề, học việc mới nhất năm 2024

Vietjack.me xin cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng đào tạo nghề để Quý khách hàng tham khảo và phân tích, giải đáp một số câu hỏi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập trên thực tiễn và điều kiện để ký kết hợp đồng đạo tạo nghề hợp pháp tại Việt Nam, cụ thể:

1 307 14/01/2024
Tải về


Mẫu hợp đồng đào tạo nghề, học việc mới nhất năm 2024

1. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

......, ngày.......tháng........năm.........

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Số: ……………/HĐĐTN

Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019

Căn cứ theo ....................................

Hôm nay, chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

CÔNG TY: …………………….…………………….…………………….………………………..……………

Đại diện: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Chức vụ: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Địa chỉ: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..……….

Điện thoại: …………………….……………………. Fax: …………………….………………………………….

Mã số thuế: …………………….…………………….…………………….…………………………………….….

Tài khoản số: …………………….…………………….…………………….……………………………………..

Email: …………………….…………………….…………………….…………………….……………..…………

Bên học nghề: (2)

Họ và tên: …………………….…………………….…………………….…………………….…………………….

Sinh ngày: …… tháng .…. năm

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………….………………………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………….…………………….…………………….………………………..….

Chỗ ở hiện tại: …………………….…………………….…………………….…………………………………..….

Giấy tạm trú số ……..do Công an ………….cấp ngày .......... tháng ........ năm .........

Điện thoại: …………………….…………………….…………………….…………………………………….…….

Mang CMND:………….hoặc hộ khẩu số: …………………….…………………….………………………

Cấp ngày…....tháng…....năm…....Tại: Công an .........................................................................................

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công ty đào tạo nghề…......................cho anh (chị) …. ……………………..... theo đúng hợp đồng số……..từ ngày…….....tháng……..năm……..đến ngày…....tháng…….năm .......

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề; - Công ty: …………………….…………………….……………………

Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy nghề ............................. - Công ty: ………………………………………….

Cơ sở 1: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Cơ sở 2: ..........................................................................…………………….…………………….……………

Điều 2: Chế độ học nghề

1. Thời gian học nghề: .…....tháng (=…..tuần: =…….giờ)

2. Thời gian học trong ngày:

- Sáng từ: 8h00 đến 11h00

- Chiều từ: 14h00 đến 17h00

- Tối từ: 18h00 đến 21h00

3. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

4. Phân chuyên ngành học 1buổi/ngày.

5. Học sinh được cấp phát:

- Thẻ học viên;

- Tài liệu học tập phân Đại cương và chuyên ngành.

6. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Chi phí đào tạo (3)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ........................................................... đồng

(bằng chữ:....................................................................................................................................... đồng)

Điều 4: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghề vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo (4)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ………………………………….. năm.

Điều 6: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người học

1. Nghĩa vụ:

Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

Trong học tập tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ học phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Quyền hạn:

Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do nào đó mà chưa tham gia học được thì Công ty sẽ xét để bảo lưu và được học lại (Thời gian bảo lưu không quá 03 tháng)

3. Quyền lợi:

Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.

Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được giới thiệu thực tập tại các cửa hàng sửa chữa bảo hành và tiếp tục đăng ký học các lớp học nâng cao.

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của Trung tâm dạy nghề

1. Nghĩa vụ:

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học học tập đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

2. Quyền hạn:

Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.

Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng) sau đây:

+ Đi nghĩa vụ quân sự

+ Lý do sức khoẻ

+ Vi phạm Pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Trung tâm đào tạo

Điều 8: Điều khoản chung

1. Những thoả thuận khác:

…………………….…………………….…………………….…
………………….…………………….…………………….……
……………….…………………….…………………….………
…………….…………………….…………………….…………
……….….…………………….…………………….……………

2. Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày.....tháng.....năm......đến ngày ….tháng….năm....

Điều 9: Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.

+ 01 bản người học nghề giữ.

+ 01 bản Công ty ........................................................ giữ.

Hợp đồng đào tạo nghề được làm tại: Công ty ...................................…………………….…………………

Cơ sở 1: ..........................................................................…………………….………………………………...

Cơ sở 2: ..........................................................................…………………….………………………………...

BÊN HỌC NGHỀ BÊN DẠY NGHỀ

Ghi chú:

(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

(3) Chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

2. Sự khác nhau giữa hợp đồng đào tạo nghề và thỏa thuận thực tập là gì ?

Mặc dù bất luận đó là thực tập hay đào tạo nghề thì thực tập sinh và người được đào tạo nghề đều được làm việc tại nơi làm việc của người sử dụng lao động nhưng phần lớn các vấn đề pháp lý có liên quan đến hai đối tượng này lại khác nhau.

2.1. Thỏa thuận thực tập

Trên cơ sở xem xét các quy định của Bộ luật Lao động, chưa có quy định nào cụ thể điều chỉnh đối với vấn đề thực tập sinh thực tập tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 khoản 6 Luật Giáo dục đại học và Điều 97 Luật Giáo dục, nói chung doanh nghiệp được quyển nhận các sinh viên đang theo học tại các trường đại học vào thực tập trong doanh nghiệp và tạo điều kiện cho họ thực tập, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nói theo một cách khác, doanh nghiệp được quyển giúp đỡ thực tập sinh thực hành các kiến thức đã được học tại trường mà không phải là đào tạo nghề để họ sẽ làm việc cho doanh nghiệp sau khi kết thúc thời gian thực tập.

Do vậy, nếu người sử dụng lao động nào nhận thực tập sinh theo hình thức nêu trên thì việc nhận thực tập đó sẽ được Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục điều chỉnh thay vì là Bộ luật Lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có thể nhận thực tập sinh trong một khoảng thời gian hợp lý mà người sử dụng lao động và thực tập sinh thỏa thuận với nhau thông qua việc các bên giao kết thỏa thuận thực tập. Xin lưu ý rằng, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật phải nhận thực tập sinh vào làm việc chính thức cho doanh nghiệp sau khí thực tập sinh kết thúc thực tập.

Về các chế độ và quyền lợi dành cho thực tập sinh trong thời gian thực tập, Luật Giáo dục không có quy định nào ràng buộc nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chi trả các lợi ích cho thực tập sinh trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Do đó, người sử dụng lao động, tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, có thể xem xét trả cho thực tập sinh một mức hỗ trợ hợp lý nào đó ví dụ như tiền ăn trưa, chi phí gởi xe, tiền xăng, tiền điện thoại... Trên thực tế, để cho rõ ràng, trong thỏa thuận thực tập nên có quy định nêu rõ về quyển và trách nhiệm của các bên trong thời gian thực tập. Trong đó, sẽ thỏa thuận với nhau các nội dung chẳng hạn như: thời gian thực tập, công việc thực tập, các khoản trợ cấp (trợ cấp ăn, ở, đi lại, độc hại). Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể cân nhắc việc mua bảo hiểm tai nạn cho thực tập sinh nếu các công việc mà thực tập sinh đảm nhận có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề, học việc mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

2.2. Hợp đồng đào tạo nghề

Ngoài chế độ nhận thực tập theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục như đã nêu ở trên, theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cũng có quyền nhận người lao động vào doanh nghiệp để đào tạo nghề tại nơi làm việc. Trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động và người học nghề, người tập nghề phải giao kết hợp đồng đào tạo nghề với các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động. Cụ thể, nội dung phải có: nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời gian và tiền lương đào tạo; chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có thể nhận người học nghề, người tập nghề vào làm việc cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng đào tạo nghề chứ không được giao kết dưới hình thức là hợp đồng thực tập vì Bộ luật Lao động không có quy định nào điều chỉnh vể việc giao kết hợp đồng thực tập như vậy.

Đối với các chế độ và quyển lợi của người học nghề, người tập nghề, trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động cần lưu ý khi áp dụng như sau:

- Thời gian đào tạo nghề: Bộ luật Lao động quy định thời gian học nghề sẽ theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Còn đối với thời gian tập nghề thì sẽ không được quá 03 tháng.

- Tiền lương trong thời gian được đào tạo nghề

- Theo Điều 61.5 Bộ luật Lao động, tùy thuộc vào hiệu suất làm việc của người học nghề, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động phải trả cho họ một mức lương hợp lý trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên;

- Mặc dù quy định của Bộ luật Lao động cho phép các bên được quyền thỏa thuận về mức lương, để tránh rủi ro pháp lý về sau cho doanh nghiệp khi người học nghề, người tập nghề khiếu nại về mức lương mà họ được nhận, người sử dụng lao động nên cân nhắc trả cho họ một mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (do các công việc này có thể được xem là lao động đã qua đào tạo, học nghề từ doanh nghiệp tự dạy nghề theo quy định tại Điều 5 khoản 1 Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ); và

- Xin lưu ý thêm rằng, ngoài tiền lương của người học nghể, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề mà người sử dụng lao động có thể phải trả như đã nêu ở trên, Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể nào khác về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc chi trả các khoản phụ cấp khác cho người học nghề, người tập nghề. Vì vậy, đối với các khoản chi phí khác như tiên đi lại, tiền nhà ở của người học nghề, người tập nghề thì người sử dụng lao động có thể xem xét và đưa ra quyết định hỗ trợ thêm cho họ nếu xét thấy hợp lý, cần thiết và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngày nghỉ hằng năm

- Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định rằng:

“Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương”.

Do đó, nếu người lao động nào có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc theo thỏa thuận. Như vậy, quyển được nghỉ hằng năm của người lao động sẽ chỉ được áp dụng khi người lao động đã chính thức giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động;

- Từ đó cho nên, vì người học nghề, người tập nghề còn phải trải qua thời gian được đào tạo nghề rồi mới đi đến việc giao kết hợp đồng lao động (nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động) nên họ sẽ không thuộc đối tượng được hưởng những ngày nghỉ hằng năm trong thời gian được đào tạo nghề. Tuy nhiên, nếu sau đó họ được chính thức nhận vào làm việc cho doanh nghiệp thì thời gian đào tạo nghề của họ vẫn được tính vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp để làm cơ sở tính số ngày nghỉ hằng năm của họ.

Các loại bảo hiểm bắt buộc

- Tương tự như nguyên tắc của việc áp dụng ngày nghỉ hằng năm, theo Điều 2 khoản 1 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 43 khoản 1 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 12 khoản 1 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, chỉ khi nào người học nghề, người tập nghề giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp thì họ mới thuộc đối tượng phải tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc. Theo đó, vì người học nghề, người tập nghề không thuộc đối tượng phải tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc nên người sử dụng lao động sẽ không có nghĩa vụ đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho họ trong thời gian đào tạo nghề; và

- Người sử dụng lao động cũng không có nghĩa vụ phải trả vào cùng kỳ trả lương cho người học nghề, người tập nghề một khoản tiền tương đương với mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Điều 168 khoản 3 Bộ luật Lao động vì điều khoản này chỉ áp dụng đối với những đối tượng đã là người lao động của doanh nghiêp nhưng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Sau khi kết thúc thời gian đào tạo nghề theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động và người học nghề, người tập nghề phải giao kết hợp đồng lao động khi hội đủ các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động lại không quy định đối với trường hợp người học nghề, người tập nghề không hội đủ các yêu cầu công việc khi kết thúc thời gian học nghề, tập nghề thì người sử dụng lao động có thể gia hạn thời gian học nghề, tập nghề hay không. Trên thực tế, các cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền lại tương đối khắt khe trong trường hợp này vì họ sợ rằng người sử dụng lao động sẽ lạm dụng điểm chưa rõ này để kéo dài việc học nghề, tập nghề trước khi ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động được yêu cầu phải ký hợp đồng lao động với người học nghề, người tập nghề mà không được quyền kéo dài thời gian đào tạo nghề trong bất kỳ trường hợp nào. Do đó, người sử dụng lao động cần xem xét và cân nhắc kỹ trước khi giao kết hợp đồng học nghề, tập nghề với người học nghề, người tập nghề.

+ Doanh nghiệp có phải đăng ký hoạt động dạy nghề khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không ?

Theo quy định tại Điều 61.3 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động nào tuyển người vào doanh nghiệp đào tạo nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng không được thu học phí.

+ Doanh nghiệp có bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu về chương trình dạy, chứng chỉ của người dạy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp không?

Liên quan đến các yêu cầu (như chương trình đào tạo nghề, yêu cầu chứng chỉ của người dạy, cam kết về kết quả dạy nghề) khi doanh nghiệp đào tạo nghề cho người học nghề, người tập nghề thì Bộ luật Lao động không có quy định nào có liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nội dung nêu trên. Trong khi đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có đưa ra các yêu cầu đối với doanh nghiệp nào có thực hiện hoạt động “dạy nghề”, và một trong những điều kiện đó chính là doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập cũng như đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp phải đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ vể số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Theo đó, các yêu cầu nêu trên nên được hiểu là chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh chuyên về dạy nghề (chẳng hạn như các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề) cho mục đích đào tạo người học nghề, người tập nghề để họ có thể tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn sau khi kết thúc thời gian học nghề. Cho mục đích này, quy định của pháp luật mới đặt ra các yêu cầu nêu trên để quản lý chất lượng đào tạo nghề của các doanh nghiệp đó. Tuy vậy, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc đào tạo nghề, doanh nghiệp cũng nên tham khảo Luật Giáo dục nghề nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

1 307 14/01/2024
Tải về