Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất năm 2024

Vietjack.me hướng dẫn soạn công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành; Công văn xác nhận không nợ thuế do cá nhân, tổ chức nộp lên cơ quan thuế quản lý để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc nộp thuế.

1 502 21/01/2024
Tải về


Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất năm 2024

1. Công văn xác nhận không nợ thuế

Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

Công văn xác nhận không nợ thuế do cá nhân, tổ chức nộp lên cơ quan thuế quản lý để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc nộp thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giải thể, phá sản, hoặc một vài giao dịch trong thương mại, trường hợp cá nhân muốn thực hiện xin thôi quốc tịch, xin định cư nước ngoài thì việc phải xin xác nhận không nợ thuế là bắt buộc.

– Đơn xin xác nhận không nợ thuế: Trường hợp này là trường hợp cá nhân muốn xin thôi quốc tịch, xin định cư tại nước ngoài phải làm thủ tục xác nhận không nợ thuế tại Việt Nam. Mẫu đơn này là mẫu đơn dành cho trường hợp xin xác nhận cho cá nhân.

– Công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế: Là biểu mẫu công văn sử dụng trong trường hợp muốn xin xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, không nợ đối với doanh nghiệp.

– Công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu: Là một dang của công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế. Được sử dụng trong trường hợp gửi cơ quan hải quan xin xác nhận không nợ các khoản thuế xuất nhập khẩu, hải quan.

– Xác nhận không nợ thuế của cơ quan Thuế: Là kết quả nhận được sau khi nộp đơn xin xác nhận không nợ thuế, công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế lên cơ quan thuế.

2. Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế

CÔNG TY X

Số:..………/2017/CV-X

“V/v: Đề nghị xác nhận không nợ thuế”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày …… tháng…….. năm 20...

Kính gửi: Chi cục Thuế …………………………….

Tên Doanh nghiệp:

Mã số Thuế : …………………………………………

Trụ sở :…………………………………………………

Người đại diện :…………….....................................

Số CMND:…… Cơ quan cấp :…… ngày cấp ………

Chức danh :……………………………………………

Hiện tại, Công ty chúng tôi đang chuẩn bị làm thủ tục ……., để có cơ sở báo cáo cho …….... về tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của Doanh nghiệp, bằng văn bản này Công ty kính đề nghị Quý Cơ quan Chi cục Thuế …….. xác nhận hiện nay Công ty X không còn nợ thuế. Công ty chúng tôi cam kết sử dụng xác nhận này đúng mục đích và hợp pháp.

Kính mong Quý cơ quan giúp đỡ.

Xin trân trọng cảm ơn./.

XÁC NHẬN CỦA CHI CỤC THUẾ………..

3. Công văn xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng… năm 20…

Kính gửi: Tổng Cục Hải quan

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH …

Mã số Thuế: 0……..

Địa chỉ trụ sở chính: ……

Theo báo cáo, từ khi thành lập đến nay CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH … gặp nhiều khó khăn về nhân sự cũng như tài chính và các yếu tố khách quan của nền kinh tế nên hoạt động không hiệu quả và không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Vì vậy đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên đã ra quyết định giải thể công ty.

Vì vậy, để hoàn tất hồ sơ xin giải thể, chúng tôi kính đề nghị Tổng Cục Hải quan xác nhận cho Công ty không nợ bất kỳ một khoản thuế Hải quan nào để chúng tôi sớm hoàn thành các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.

Do địa điểm trụ sở đã không còn hoạt động nên công văn xác nhận có thể đã bị thất lạc, đề nghị Tổng cục hải quan gửi xác nhận cho chúng tôi về địa chỉ: ……

Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của Tổng Cục Hải quan

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Giám đốc

(ký, đóng dấu)

4. Xác nhận không nợ thuế của cơ quan Thuế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng… năm 20……

THÔNG BÁO

Về việc xác nhận số nợ thuế cho NNT

Căn cứ đề nghị xác nhận không nợ thuế của người nộp thuế năm 20…………;

Chi cục thuế huyện/quận ….. xác nhận số nợ thuế của ông/bà/Công ty ……, địa chỉ: ……., mã số thuế: … Tại sổ theo dõi thu nộp thuế của Chi cục đến ngày ……… như sau:

Tính đến ngày …….., sau khi kiểm tra trên ứng dụng, ông/bà/Công ty không có nợ thuế.

Người nộp thuế cần biết them chi tiết, xin vui long liên hệ với cơ quan thuế theo địa chỉ:

Đội kê khai – kế toán thuế – Chi cục thuế huyện/quận…

Địa chủ: …

Số điện thoại: …

Chi cục thuế thông báo để người nộp thuế được biết và thực hiện./.

CHI CỤC TRƯỞNG/PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(ký, đóng dấu)

Nơi nhận:

– Ông/bà/Công ty: …. địa chỉ ….

– Lưu VT, KKKTT

5. Lưu ý khi soạn thảo công văn xin xác nhận không nợ thuế

Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

Khi xin xác nhận không nợ thuế, các bạn cần nêu rõ các thông tin:

- Người nộp thuế: Họ tên/ Tên công ty, đơn vị

- Địa chỉ trụ sở chính/ Địa chỉ nhận thông báo thuế.

- Mã số thuế chính xác và còn hoạt động

- Nội dung/ lý do xin xác nhận: 95% các công văn xin xác nhận nhằm mục đích giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, đóng mã số thuế,… nên khi viết các bạn có thể nêu “Vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn, cạnh tranh thị trường cao, thêm nữa khả năng xoay vốn đầu tư, năng lực doanh nghiệp còn hạn chế, nên việc duy trì doanh nghiệp tiếp tục là khó thực hiện đối với tình hình công ty. Vì vậy, công ty quyết định tiến hành giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh.

Để thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp cần xác nhận khoản nợ thuế tính đến ngày ……….. kính mong Quý cơ quan xác nhận sớm cho doanh nghiệp về việc không nợ thuế để doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục của mình sớm nhất.

- Người ký công văn, ký đơn: Phải là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

6. Công ty nợ thuế thì xử lý như thế nào ?

Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Tùy thuộc vào hành vi nợ thuế của công ty bạn là hành vi gì (trốn thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế,…) thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức tương ứng.

Nếu doanh nghiệp bạn hiện nay mất khả năng thanh toán, căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Có thể kết luận công ty bạn đã không còn khả năng chi trả khoản nợ (cụ thể là tiền nợ thuế); nếu khoản nợ đã quá thời hạn 03 tháng.

Về trình tự, thủ tục phá sản được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được gửi cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Luật phá sản 2014, cụ thể như sau:

* Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

* Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Toà án. Trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. (Căn cứ theo Điều 34 Luật phá sản 2014).

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. (Căn cứ điều 39 Luật phá sản 2014).

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (Hội nghị chủ nợ có thể bị hoãn theo quy định tại Điều 80 Luật phá sản 2014).

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

+ Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt;

+ Thông qua nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tiến hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sau đó, doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạn động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

1 502 21/01/2024
Tải về