Mẫu đề nghị mua vật tư và cách viết phiếu đề nghị mua vật tư chuẩn nhất năm 2024

Mẫu đề nghị mua vật tư là một loại giấy tờ quan trọng cần có trong các doanh nghiệp hoạt động, nội dung thể hiện về việc cần mua vật tư như thế nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là mẫu đề nghị mua vật tư và cách viết phiếu đề nghị mua vật tư mới nhất:

1 225 lượt xem
Tải về


Mẫu đề nghị mua vật tư và cách viết phiếu đề nghị mua vật tư chuẩn nhất năm 2024

1. Mẫu đề nghị mua vật tư và cách viết phiếu đề nghị mua vật tư

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ

Kính gửi : Phòng kế hoạch vật tư

Đơn vị đề nghị : Ban vật tư

Mục đích sử dụng: Phục vụ gia công cho một số đơn hàng đã được khách hàng duyệt giá

TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
1
2
3

….., ngày tháng năm ….

Giám đốc

(Đã ký)

Phòng kế hoạch vật tư

(Đã ký)

Người đề nghị

(Đã ký)

2. Giấy đề nghị mua vật tư dùng khi nào?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kể doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành mua hàng, mua vật tư đều cần được đề xuất và phê duyệt theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, đảm bảo được sự minh bạch, công khai trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy cần phải có giấy tờ lập ra được gọi là giấy đề nghị mua vật tư. Vật tư, thiết bị là từ ngữ được dùng để gọi những vật dụng, dụng cụ dùng chủ yếu trong hoạt động sản xuất. Các thiết bị vật tư hoàn toàn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả sản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế, không phải lúc nào nguồn cung, cơ sở hạ tầng đáp ứng được chuẩn theo kế hoạch. Nên rất dễ xảy ra phát sinh và kéo theo việc phải mua thêm hoặc sửa chữa, cải tạo thêm trang thiết bị, vật tư.

Việc lập giấy đề nghị mua vật tư cũng có vai trò, mục đích nhất định trong việc giúp chủ kinh doanh, chủ doanh nghiệp hay các bộ phận, phòng ban trong nội bộ công ty nắm bắt được cụ thể các loại hàng hóa, vật tư mà đơn vị muốn mua là gì, số lượng là bao nhiêu cũng như mục đích mua để sử dụng vào việc gì?

Bên cạnh đó, việc lập giấy đề nghị mua vật tư giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng trong công tác quản lý nguồn chi phí cần đầu tư, vừa giúp cho việc bổ sung vật tư kịp thời, hiệu quả phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bởi xuất phát từ giá trị của trang thiết bị vật tư cũng là loại giá trị lớn, nên phải có sự kiểm soát nhất định nguồn ra nguồn vào trong mỗi doanh nghiệp.

Giấy đề nghị mua vật tư được lập bởi bộ phận phụ trách về trang thiết bị vật tư nếu cơ quan đó có bộ phận riêng phụ trách về mảng này hoặc bởi những người có nhu cầu cần mua thiết bị cho doanh nghiệp, tổ chức. Sau đó, giấy đề nghị sẽ được gửi lên cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp, tổ chức phụ trách về vấn đề trang thiết bị, vật tư để nhằm gửi lên ban lãnh đạo ở công ty có thẩm quyền phê duyệt cho việc mua bán, đầu tư vật tư.

3. Cách lập giấy đề nghị mua vật tư mới nhất

Về bản chất, giấy đề nghị mua vật tư phải đáp ứng đầy đủ của một văn bản hành chính. Giấy đề nghị về việc mua thiết bị vật tư rất quan trọng, liên quan đến việc xuất chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, mẫu phiếu không thể trình bày sơ sài.

* Về mặt hình thức:

– Giấy đề nghị mua vật tư phải được lập thành văn bản trên khổ giấy A4 dưới dạng bảng tính để đảm bảo được tính logic, dễ hiểu và dễ nhìn.

– Có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn vị, logo của công ty (nếu có), thời gian, địa điểm lập giấy đề nghị và tên (phụ thuộc vào mục đích mua vật tư để làm gì). Đảm bảo thể thức của một văn bản hành chính mang tính trang nghiêm cũng như có sự trang trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quy trình hoạt động của một doanh nghiệp.

* Về mặt nội dung:

– Thứ nhất, góc bên trái của Giấy đề nghị mua vật tư phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận quản lý. Giấy đề nghị mua vật tư lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Thứ hai, phải cần viết lời kính gửi đến công ty nơi đang làm việc để xin cấp vật tư. Thường lời kính gửi sẽ viết người đứng đầu, chẳng hạn như ban giám đốc, trưởng phòng,…

– Thứ ba, phải nêu và xác định rõ mục đích mua vật tư để làm gì? Ví dụ như: đề xuất mua thêm vật tư cho việc sửa chữa văn phòng làm việc;…

– Kê khai loại vật tư cần mua là những loại nào; số lượng vật tư cần mua; đặc điểm cần chú ý của những vật tư đặc biệt; mục đích mua vật tư để làm gì;…

– Cuối cùng là chữ ký ký gửi và phê duyệt.

Phiếu đề nghị về việc mua thiết bị vật tư rất quan trọng, liên quan đến việc xuất chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, mẫu phiếu không thể trình bày sơ sài. Khi lập phiếu, cần phải đảm bảo viết theo đúng chuẩn của văn bản hành chính.

4. Quy trình để tiến hành đề nghị mua vật tư

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu sử dụng vật tư, sau đó lên danh sách mua hàng

– Các phòng ban hay cá nhân nào trong doanh nghiệp có nhu cầu cần mua thêm trang thiết bị, vật tư cần dùng thì tiến hành đề xuất.

– Sau khi phiếu đề xuất được các phòng ban lập và gửi lên ban quản lý; giám đốc trong công ty sẽ được xem xét và cân nhắc phê duyệt mua đúng đủ như yêu cầu hay có sự sửa đổi, thêm bớt, bổ sung số lượng vật tư; hay từ chối đề xuất mua vật tư đó.

– Sau khi được phê duyệt đề xuất mua vật tư mới, phòng ban chịu trách nhiệm mua hàng hoặc nhân viên hành chính sẽ tiếp nhận đề xuất đó và tiến hành tìm kiếm những nhà cung cấp phù hợp để đáp ứng số lượng cũng như chất lượng của những vật tư cần mua.

Bước 2: Khảo giá thị trường và nhận báo giá
– Nhân viên chịu trách nhiệm việc tìm kiếm nhà cung cấp sẽ phải tiến hàng khảo giá trên thị trường để nắm được giá thị trường chung của những mặt hàng vật tư đó, có thể bằng cách gửi báo giá hoặc làm công văn đến các đơn vị có mặt hàng cần tìm để xin báo giá, sau đó đánh giá sẽ mang tính chất công khai nhất.

– Yêu cầu việc tìm nhà cung cấp cho những mẫu vật tư, trang thiết bị có thể đánh giá trên các tiêu chí sau:

+ Chất lượng đạt chuẩn theo đúng yêu cầu

+ Dịch vụ trước và sau bán nhà cung cấp mang đến cho khách hàng trước, sau khi ký hợp đồng

+ Giá thành của vật tư so với giá chung trên thị trường có cạnh tranh hơn không

+ Có thương hiệu, uy tín cũng như phổ biến của sản phẩm trên thị trường cung ứng

+ Tiến độ cung cấp trang thiết bị: có khả năng đáp ứng được hàng hóa trong khoảng thời gian mà doanh nghiệp cần hay không.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi khảo giá và tìm ra được nhà cung cấp đáp ứng đúng yêu cầu thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và đơn vị cung cấp trang thiết bị vật tư.

Sau khi đã lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp nhất cho mình thì bộ phận có trách nhiệm mua hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán kèm theo số lượng sản phẩm, chất lượng, mẫu mã,… cùng ngày hẹn giao vật tư, trang thiết bị. Trong trường hợp mua với số lượng ít thì có thể tiến hành giao dịch mua bán bình thường và yêu cầu xuất hóa đơn.

Bước 4: Tiến hành bàn giao cho phòng ban đặt mua cũng như lắp đặt trang thiết bị, vật tư

Khi nhận được hàng hóa, vật tư, bộ phận chịu trách nhiệm mua hàng thực hiện bàn giao cho các phòng ban đã đề xuất đặt mua.

Trong trường hợp cần lắp đặt thì triển khai việc lắp đặt để đảm bảo khả năng sử dụng ngay khi bàn giao để hoàn tất quy trình.

Bước 5: Tiến hành bảo trì, sửa chữa vật tư, trang thiết bị

Đây là giai đoạn về sau, nếu hợp đồng có kí thỏa thuận điều khoản bảo hành thì đối với những loại vật tư, trang thiết bị hư hỏng và cần phải bảo trì theo đúng chính sách của nhà cung ứng thì nhân viên hoặc phòng ban chịu trách nhiệm mua hàng sẽ có trách nhiệm liên hệ với đơn vị cung ứng để đảm bảo chất lượng cũng như thời hạn tuổi thọ của trang thiết bị vật tư sử dụng.

Bên cạnh đó, các phòng ban hay cá nhân sử dụng những trang thiết bị, vật tư của doanh nghiệp cũng cần phải có ý thức sử dụng cẩn thận và bảo quản thật tốt.

1 225 lượt xem
Tải về